Câu chuyện lấn biển: Nhiều địa phương chịu áp lực tương tự Đà Nẵng

Diendandoanhnghiep.vn Liên quan đến câu chuyện “lấn biển”, ô nhiễm môi trường biển tại một số địa phương, bên hành lang Quốc hội, ĐB Nguyễn Bá Sơn đã có những chia sẻ cùng báo DĐDN về vấn đề này.

ĐB Nguyễn Bá Sơn cho biết, trong kỳ họp này, chúng ta đã giải quyết được nhiều vấn đề lớn, tránh được những câu trả lời chung chung như trước đây. Câu hỏi được ĐB đặt ra là thực tế từ những dự án, công việc nảy sinh cụ thể trong đời sống mà trong phạm vi Bộ trưởng nghe trả lời và trả lời tốt.

ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng)

ĐB Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng)

Theo ông, liên quan tới các vấn đề quản lý đất đai, các giải pháp mà Bộ trưởng Trần Hồng Hà đưa ra tại phiên trả lời chất vấn đã giải quyết căn cơ vấn đề hay chưa?

Bộ trưởng cơ bản giải quyết tất cả phần nội dung trách nhiệm của mình.

Tuy nhiên, đó chỉ là trên nhận định, chúng ta cần phải kiểm chứng bằng thực tế vì nó thuộc giới hạn phạm vi nhà hoạch định chính sách. Chúng ta có thể đưa ra chính sách mà chúng ta tin tưởng nó rất là tốt, tuy nhiên cũng có thể trong quá trình triển khai, các chính sách đó lại trở nên méo mó thì nó sẽ trở thành không tốt.

Bản thân tôi luôn tin tưởng các chính sách của Đảng và Nhà nước, giờ còn phụ thuộc và quá trình triển khai và sự phối hợp giữa các bộ ngành như thế nào.

 

- Về vấn đề ô nhiễm môi trường do ba nhà máy thép tại Đà Nẵng gây ra, ông đánh giá gì về câu trả lời của Bộ trưởng?

Bộ trưởng trả lời vấn đề mang tính vĩ mô, còn vấn đề cụ thể thì chưa rõ. Câu chuyện của ba nhà máy thép đó không chỉ giới hạn ở khói bụi mà chính quyền Đà Nẵng có căn cứ xác định ô nhiễm cả nguồn nước. Từ đó mới dẫn đến quyết định đóng cửa hai nhà máy.

Sau câu chuyện này, người Đà Nẵng nghĩ đến câu chuyện khác. Liệu có thể có nhà máy thép tương tự tiềm tàng nguy cơ ô nhiễm môi trường hay không và tôi cho rằng, quyền lợi của người dân phải được đặt lên trên hết.

Còn vấn đề quy hoạch, quy hoạch phải phân ra tầng nấc. Có những nhà máy nằm trong giới hạn của địa phương và quy hoạch đó với địa phương là hợp nhưng khi kết nối vào chưa hẳn là hợp. Chúng ta phải xem xét lại cho phù hợp.

Trong câu trả lời của Bộ trưởng có nói về công nghệ kiểm soát, nhưng trong trường hợp nếu chúng ta đã áp dụng công nghệ đó mà vẫn xảy ra ô nhiễm, ảnh hưởng tới đời sống người dân thì sẽ xử lý như thế nào. Chắc chắn như câu trả lời của Bộ trưởng, tôi tương đối hài lòng vì nó thuộc về giải pháp kỹ thuật. Tuy nhiên, với tư cách đại biểu của người dân tôi chưa nhìn thấy, chưa sờ thấy thì không thể bảo tôi hài lòng hoàn toàn.

- Như Bộ trưởng đã nói biển không phải của riêng doanh nghiệp nào, nhưng thực tế tại Đà Nẵng câu chuyện lại đang có rất nhiều điều đáng nói. Theo ông, cần có giải pháp nào để người dân không mất đường xuống biển cũng như được hưởng những không gian mà đáng lẽ họ được hưởng?

Chúng ta có luật nhưng có lẽ thời gian ra đời các dự án và sự ra đời của luật là khác nhau. Điều này Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã nói. Tuy nhiên, câu chuyện ở Đà Nẵng có lẽ sẽ chưa đến mức như các địa phương khác. Tại Đà Nẵng, dựa trên căn cứ pháp luật nhưng nhu cầu của nó xuất phát từ yêu cầu cuộc sống của người dân.

Như chúng ta đã biết, Đà Nẵng là thành phố biển du lịch. Bức xúc của người dân khi người ta bị mất biển của mình đã tạo nên áp lực để chính quyền thành phố phải tính toán lại, mặc dù các dự án đó không phải dễ dàng gì có thể giải quyết ngày một, ngày hai. Nhưng trên cơ sở pháp luật, nhu cầu của người dân và định hướng phát triển lâu dài thì thành phố quyết tâm phải làm bằng được điều đó.

 

- Ông đánh giá như thế nào về việc phân cấp, phân quyền quản lý tại các địa phương hiện nay?

Nhìn kỹ vào phân cấp, phân quyền ở nhiều nơi, thật sự liệu các địa phương đã phân cấp, phân quyền đúng như trong quy định của pháp luật hay không, dường như đó là nguyên nhân dẫn đến những bất cập nảy sinh vừa rồi và chúng ta đang phải xắn tay giải quyết. Bộ đang phải đồng hành cùng các địa phương, đặc biệt là Đà Nẵng để giải quyết những việc liên quan vấn đề trên.

Trước hết, việc giải quyết ban đầu phải được công khai, minh bạch. Ví dụ trong quyết định giao đất thì tính minh bạch phải thể hiện rõ ở những điều khoản. Nhìn vào quyết định giao đất, nhiều khi chúng ta đọc còn khó hiểu chứ đừng nói tới người dân. Đó là câu chuyện của quản lý, nhưng nó lại liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân. Thứ hai, việc giải quyết cũng phải công khai, minh bạch, công bằng.

Chúng ta phải làm cho người dân hiểu rằng, việc đó quy định của pháp luật là đúng và để người dân hiểu, hướng dẫn người dân thực hiện. Mọi việc phải đến từ hai phía chứ không riêng một chủ thể nào cả nhưng yêu cầu người có trách nhiệm phải thực hiện đúng pháp luật.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Câu chuyện lấn biển: Nhiều địa phương chịu áp lực tương tự Đà Nẵng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714168936 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714168936 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10