Pháp nhân thương mại phạm tội (Bài 5): Khó xử lý hình sự với vi phạm sở hữu trí tuệ

Diendandoanhnghiep.vn Từ vụ khởi tố bị can đối với bia Sài Gòn Việt Nam, DĐDN đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trần Thị Phượng – Hãng Luật LPVN Law Firm về vấn đề bảo vệ quyền SHTT và xử lý pháp nhân thương mại hiện nay.

- Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” mà người bị buộc tội là pháp nhân bia Sài Gòn Việt Nam, luật sư đánh giá thế nào về vụ việc này?

Pháp luật hiện hành quy định 3 chế tài đối với hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ (SHTT) bao gồm: chế tài hành chính, chế tài dân sự và chế tài hình sự. Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng đã quy định rõ về các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, tùy theo từng hành vi vi phạm, tính chất và mức độ, sẽ áp dụng các chế tài xử lý như đã nêu.

Vừa qua, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định khởi tố vụ án hình sự: “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” đối với bia Sài Gòn Việt Nam để điều tra, theo tôi, đây có thể được xem là trường hợp tiêu biểu.

Điều này rất có ý nghĩa trong quá trình thực thi pháp luật SHTT và pháp luật hình sự đối với tội “Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp” mà người bị buộc tội là pháp nhân thương mại.

- Theo luật sư, căn cứ nào để khởi tố bị can là pháp nhân thương mại mà cụ thể là vụ việc bia Sài Gòn Việt Nam?

Theo quy định của pháp luật hình sự, muốn khởi tố một vụ án hình sự thì phải có các căn cứ để khởi tố. Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, căn cứ thường là tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc là kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước. Trong vụ việc của bia Sài Gòn Việt Nam, qua phương tiện truyền thông tôi được biệt, là do Cục Quản lý thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã kiểm tra đột xuất và phát hiện vi phạm. Nhận thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm, Cục Quản lý thị trường đã chuyển hồ sơ vụ việc cho Cơ quan cảnh sát điều tra (có kèm hoặc không kèm kiến nghị khởi tố).

Như vậy, trong trường hợp không kèm kiến nghị khởi tố, sau khi tiếp nhận công văn chuyển hồ sơ vụ việc của Cục Quản lý thị trường, Cơ quan Cảnh sát điều tra sẽ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ, yêu cầu các cơ quan chuyên môn giám định nhãn hiệu đối với bia Sài Gòn Việt Nam.

Căn cứ kết quả xác minh, nhận thấy việc Công ty cổ phần Tập đoàn bia Sài Gòn Việt Nam hợp tác để sản xuất bia mang nhãn hiệu BIA SAIGON VIETNAM bán ra thị trường với quy mô thương mại, có kiểu dáng, nhãn hiệu sản phẩm có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa đối với nhãn hiệu BIA SAIGON đã được bảo hộ, thuộc sở hữu của SABECO.
Khi xác định có dấu hiệu tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với pháp nhân quy định tại khoản 2, Điều 226 Bộ luật Hình sự 2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu mới ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra.

Sản phẩm

Sản phẩm "BIA SAIGON VIETNAM" (bên trái) và "BIA SAIGON" của SABECO. Nhiều cơ sở bán hàng cho biết, không phân biệt được vì mẫu mã và kiểu dáng quá giống nhau.

- Mặc dù vi phạm về SHTT tại Việt Nam nhiều năm qua diễn biến rất phức tạp, nhưng cho đến này rất ít vụ bị xử lý hình sự, quan điểm của luật sư về vấn đề này như thế nào?

Mặc dù là biện pháp nghiêm khắc, tuy nhiên, hiện nay, xử lý hình sự đối với các tội xâm phạm SHTT đang gặp nhiều khó khăn do vẫn còn tồn tại nhiều “rào cản”.

Thứ nhất, quy định của pháp luật về xử lý hình sự trong xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cũng chưa đầy đủ và thiếu rõ ràng. Theo đó, Điều 226 trong Bộ luật Hình sự hiện hành có quy định tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật hiện nay, chưa có khái niệm rõ ràng thế nào là quy mô thương mại, dẫn đến không ít khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc xử lý.

Thứ hai, quy định thiếu thống nhất trong xử lý vi phạm giữa chế tài hình sự và hành chính. Cụ thể, Điều 226 quy định về Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp “đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý”, nhưng tại Điều 12, Nghị định 99/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp cũng quy định về đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý, mức phạt 250 triệu đồng mức phạt tối đa với cá nhân, nếu là tổ chức, mức phạt tối đa là 500 triệu đồng (khoản 1, Điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP).

Trong đó, cũng không quy định mức trị giá hàng hóa tối đa để chuyển sang xử lý hình sự, nên dù trị giá hàng hóa vi phạm có thể lên đến hàng tỷ đồng hoặc nhiều hơn cơ quan chức năng vẫn có thể xử lý hành chính. Việc quy định xử phạt vi phạm hành chính tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP có phần chồng chéo với quy định tại Điều 226 BLHS nên việc xử lý hình sự các vụ việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với hành vi giả mạo nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý ít được thực hiện, dù đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định.

Thứ ba, quá trình mua bán, giao dich hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ, không ghi chép sổ sách. Do vậy, công tác xác định giá trị hàng hóa vi phạm gặp khó khăn, thông thường phải thuê thẩm định giá, tiến hành theo đúng trình tự nên rất mất thời gian. Việc xác định và chứng minh thiệt hại thực tế của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý để làm cơ sở truy cứu trách nhiệm hình sự hiện nay cũng rất khó khăn.

- Xin cảm ơn Luật sư!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Pháp nhân thương mại phạm tội (Bài 5): Khó xử lý hình sự với vi phạm sở hữu trí tuệ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711721594 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711721594 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10