Xuất khẩu năng lượng vùng ĐBSCL Kỳ I: Tiềm năng dồi dào

PHÚ KHỞI 08/01/2021 14:39

Dù khuyến nghị ngừng hẵn nhiều dự án nhiệt điện than, nhưng đơn vị tư vấn lập quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL vẫn khuyến nghị vùng này hướng tới xuất khẩu năng lượng.

Tuy nhiên, để thể giúp khu vực ĐBSCL hướng tới xuất khẩu năng lượng, còn nhiều rào cản, thách thức cần hóa giải.

  ĐBSCL có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo. Thi công hệ thống điện mặt trời tại Sóc Trang. Ảnh: N.PHONG

ĐBSCL có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo. Thi công hệ thống điện mặt trời tại Sóc Trang. Ảnh: N.PHONG

Trong nguy có cơ

Theo Đại điện Liên danh Tư vấn Royal Haskoning DHV & GIZ- đơn vị lập quy hoạch tích hợp vùng ĐBSCL theo đơn đặt hàng của Bộ KH-ĐT, hiện trạng cung cấp năng lượng cho khu vực ĐBSCL gồm 9 nhà máy nhiệt điện (dầu, khí hoặc than) có tổng công suất lắp đặt 5.449 MW; 1 nhà máy phát điện từ chất thải đô thị; 1 nhà máy điện gió; 9 nhà máy phát điện từ chất thải nông nghiệp; 8 nhà máy điện mặt trời với tổng công suất lắp đặt 700 MW.

“ĐBSCL không nên xây mới nhà máy nhiệt điện than mà chuyển mạnh sang khai thác năng lượng tái tạo, chủ yếu là điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối và khí hóa lỏng”, đại diện Royal Haskoning DHV & GIZ khuyến nghị.

Theo Royal Haskoning DHV & GIZ, nếu có giải pháp đồng bộ về nguồn lực, đầu tư hạ tầng cấp khí, truyền tải điện và chính sách giá điện hấp dẫn thì khả năng đến 2030, chỉ riêng nguồn nhiệt điện khí/LNG, điện gió, mặt trời, sinh khối của ĐBSCL có thể đạt gần 19.000 MW. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, việc đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo là giải pháp phát triển bền vững cho khu vực ĐBSCL.

Lợi thế lớn, nhưng rào cản nhiều

Báo cáo kinh tế thường niên 2020 do VCCI và Đại học Fulbright thực hiện cho biết, ĐBSCL là nơi hội tụ điều kiện lý tưởng về mặt tự nhiên cho phát triển cụm ngành công nghiệp năng lượng bao gồm năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió và điện sinh khối) và nhiệt điện khí. ĐBSCL có tiềm năng từ điện mặt trời từ 1.387 – 1.534 Kwh/KWp/năm. Bên cạnh đó, 5 tỉnh ven biển bao gồm Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu có nhiều tiềm năng về năng lượng gió với vận tốc gió ổn định 6,5-7 m/s.

Ngoài ra, ĐBSCL còn có nguồn nguyên liệu cho điện sinh khối rất dồi dào với gần 50 triệu tấn rơm rạ/năm. Nguồn nguyên liệu gạo tấm và rơm rạ có thể sản xuất trên 10 triệu lít cồn ethanol vừa làm nguyên liệu thay thế dầu mỏ trong phương tiện giao thông, vừa thay thế nguồn nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện sử dụng dầu D.O…

Tuy nhiên, những ngành này đều là những ngành thâm dụng vốn và có suất đầu tư rất lớn nên vốn giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng các dự án năng lượng tái tạo.

Hiện tại, nhiều dự án năng lượng đều phải huy động vốn từ các thể chế tài chính quốc tế, do lãi suất cho vay dài hạn trong nước khoảng 10%/năm cho khoản vay tối đa là 10 năm, cao hơn rất nhiều so với khoản vay từ tổ chức tài chính quốc tế.

Ngoài ra, một trong những rủi ro khác khi đầu tư năng lượng tái tạo là chính sách giá mua bán điện, các điều khoản liên quan đến cắt giảm công suất, rủi ro tỷ giá, các điều kiện bất khả kháng, giải quyết tranh chấp, và thiếu sự rõ ràng hay chậm trễ trong quá trình phê duyệt dự án, thu hồi đất đai, và các cáo buộc liên quan đến nhũng nhiễu của cơ quan cấp phép… Điều này cản trở việc mời gọi nguồn vốn tư nhân đầu tư năng lượng tái tạo.

Kỳ II: Gỡ rào cản thế nào?

Có thể bạn quan tâm

  • Diễn đàn Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo vùng ĐBSCL năm 2020

    Diễn đàn Khởi nghiệp và Đổi mới sáng tạo vùng ĐBSCL năm 2020

    03:26, 27/12/2020

  • Chủ tịch VCCI: sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL phải chuyển từ số lượng sang chất lượng

    Chủ tịch VCCI: sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL phải chuyển từ số lượng sang chất lượng

    16:58, 21/12/2020

  • Báo cáo thường niên ĐBSCL: Nỗi buồn của lúa gạo

    Báo cáo thường niên ĐBSCL: Nỗi buồn của lúa gạo

    06:40, 17/12/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xuất khẩu năng lượng vùng ĐBSCL Kỳ I: Tiềm năng dồi dào
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO