Xuất nhập khẩu dần "ngấm đòn" đại dịch COVID-19

Diendandoanhnghiep.vn Sự đình trệ trong sản xuất, việc sụt giảm nghiêm trọng các đơn hàng quốc tế dẫn đến cán cân xuất nhập khẩu hàng hóa của nửa đầu tháng 5/2020 tăng trưởng âm...

fa

Trong kỳ 1 tháng 5, Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu là 8,22 tỷ USD, giảm 11,1% so với kỳ trước. 

Sau chuỗi thặng dư liên tục trong 3 tháng đầu năm, cán cân thương mại của Việt Nam đã đổi chiều, thâm hụt 930 triệu USD trong tháng 4 và tiếp tục thâm hụt 960 triệu USD trong nửa đầu tháng 5.

Nhập siêu 960 triệu USD trong nửa đầu tháng 5

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5/2020 (từ ngày 1/5 đến ngày 15/5) đạt 17,4 tỷ USD, gỉảm 4,7% so với kỳ 2 tháng 4/2020. Luỹ kế đến hết ngày 15/5, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 176,2 tỷ USD, giảm 1,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Về xuất khẩu, trong kỳ 1 tháng 5, Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu là 8,22 tỷ USD, giảm 11,1% so với kỳ trước. Trong đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt giá trị xuất khẩu 5,011 tỷ USD.

Luỹ kế đến hết ngày 15/5, giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt 89,02 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị xuất khẩu của khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là 58,5 tỷ USD.

Tương tự các tháng trước đó, trong kỳ này, Việt Nam tiếp tục có thế mạnh xuất khẩu ở một số mặt hàng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 1,478 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện đạt giá trị xuất khẩu 1,022 tỷ USD; hàng dệt may đạt 828 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 753 triệu USD và giày dép các loại đạt 586 triệu USD.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 5 đạt 9,18 tỷ USD, tăng 1,9% so với kỳ trước đó. Luỹ kế đến hết ngày 15/5, giá trị nhập khẩu của Việt Nam đạt 87,18 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng theo báo cáo sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong kỳ 1 tháng 5/2020 Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất ở các mặt hàng: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt giá trị 2,076 tỷ USD; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt giá trị 1,43 tỷ USD; Vải các loại đạt giá trị 471 triệu USD; Điện thoại các loại và linh kiện đạt giá trị nhập khẩu 377 triệu USD và Sắt thép các loại đạt giá trị 366 triệu USD.

Chờ cơ hội trong nửa cuối năm

Theo Bộ Công Thương, dịch COVID-19 lây lan mạnh tại nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới từ giữa tháng 3/2020 đến nay đã gây ra sự gián đoạn đối với chuỗi thương mại toàn cầu và ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Những ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 được dự báo sẽ tác động rõ nét hơn tới hoạt động thương mại của Việt Nam trong quý II/2020 bởi từ giữa tháng 3/2020 đến nay, dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các thị trường đối tác thương mại lớn của Việt Nam là Mỹ, EU, Nhật Bản.

Hiện tại, xu hướng chính của các đối tác nhập khẩu của Việt Nam thông báo là là hoãn đơn hàng trong tháng 4, 5 và tạm thời chưa đàm phán đơn hàng từ tháng 6 trở đi (thông thường hàng năm, thời gian này đã là thời gian đàm phán cho các đơn hàng cuối năm).

Nguyên nhân chủ yếu được các nhà nhập khẩu vận dụng điều khoản bất khả kháng (Force Majeure) khi nhiều nước yêu cầu đóng cửa các thành phố, thậm chí toàn quốc, người dân được yêu cầu ở nhà. Chính lý do này, đã khiến các mặt hàng như dệt may, da giày, đồ gỗ… đang hứng chịu tác động kép từ dịch COVID-19 do nguồn nguyên liệu sản xuất vừa mới được cải thiện từ đầu tháng 3, nhưng nay lại gặp khó khăn ở thị trường đầu ra, đặc biệt EU và Mỹ là hai thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Chỉ đơn cử như trong ngành dệt may, số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho thấy, kim ngạch xuất khẩu dệt may trong tháng 4 giảm 20% so với tháng 3. Tính chung 4 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu dệt may chỉ đạt 10,63 tỷ USD, giảm 6,6% so với cùng kỳ năm 2019. Giá trị nhập khẩu cũng chỉ đạt 6,39 tỷ USD, giảm 8,76% so với cùng kỳ năm 2019.

Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam quan ngại, con số giảm mạnh phải chờ đến hết tháng 5 và tháng 6 tới, khi lượng đơn hàng bị hủy, hoãn đều nằm trong khoảng thời gian này.

Mặc dù vậy, nếu dịch bệnh được khống chế trong quý II/2020, dự kiến xuất khẩu sẽ tăng trở lại trong nửa cuối năm và tiếp tục là động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 nhờ nhu cầu tiêu thụ trên thế giới tăng trở lại.

Đồng thời, Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực trong nửa cuối năm 2020 được kỳ vọng mở ra một cơ hội để thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang EU trong những tháng cuối năm nay và những năm tới. Theo cam kết của Hiệp định EVFTA, có đến 70% mặt hàng được giảm thuế và EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,7% số dòng thuế. Đây là lợi thế lớn dành cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Xuất nhập khẩu dần "ngấm đòn" đại dịch COVID-19 tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713499727 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713499727 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10