Xuất siêu đạt con số kỷ lục 20,1 tỷ USD

NGUYỄN VIỆT 17/12/2020 01:18

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tính đến hết tháng 11 năm 2020 đạt mức xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định tại tại Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2020: “Xúc tiến thương mại phát triển xuất khẩu bền vững trong bối cảnh thực thi EVFTA, CPTPP và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới”, do Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các tổ chức XTTM quốc tế tổ chức nhằm mục đích trao đổi định hướng công tác xúc tiến thương mại giai đoạn 2021 – 2025.

hoạt động ngoại thương của Việt Nam vẫn đạt được kết quả đáng tự hào. Ảnh: Nguyễn Việt

Diễn đàn Xúc tiến xuất khẩu Việt Nam 2020: “Xúc tiến thương mại phát triển xuất khẩu bền vững trong bối cảnh thực thi EVFTA, CPTPP và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới” Ảnh: NV

Năm 2020, với tác động nặng nề của dịch bệnh COVID-19, là một năm đầy khó khăn đối với mọi lĩnh vực của nền kinh tế trong đó có xuất khẩu nói chung và xúc tiến xuất khẩu nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động ngoại thương của Việt Nam vẫn đạt được kết quả đáng tự hào.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tính đến hết tháng 11 năm 2020 đạt mức xuất siêu kỷ lục 20,1 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 11 tháng ước tính đạt 489,1 tỷ USD, tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 254,6 tỷ USD, tăng 5,3%; nhập khẩu đạt 234,5 tỷ USD, tăng 1,5%. Trong 11 tháng đầu năm, có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Ước tính năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt khoảng 267 tỷ USD, tăng khoảng 1%; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt khoảng 260 tỷ USD, tăng khoảng 2,6% so với năm trước đó; thặng dư thương mại hàng hóa vào khoảng 7 tỷ USD.

“Trong bối cảnh khó khăn do dịch COVID-19, xuất khẩu đã trở thành điểm sáng và là tiền đề quan trọng để nền kinh tế vững bước vào năm 2021”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Chia sẻ tại diễn đàn, các chuyên gia kinh tế đã nhắc đến định hướng sản xuất và xúc tiến xuất khẩu bền vững của các ngành hàng Việt Nam có tính nội lực cao, có tiềm năng gia tăng quy mô và giá trị xuất khẩu cũng như đang nỗ lực hướng tới phát triển bền vững như thủy sản, cao su, dệt may, chế biến gỗ...

Bà Tô Tường Lan, Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (VASEP) nhắc lại câu chuyện năm 2017 gặp sự cố truyền thông với sản phẩm cá tra tại Tây Ban Nha. Khi đó, một siêu thị rút mặt hàng này ra khỏi hệ thống dẫn tới thông tin lan truyền, gây ảnh hưởng tâm lý tới người tiêu dùng.

“Trước lo ngại sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay, VASEP cùng doanh nghiệp đã phải thay đổi cách tiếp thị sản phẩm, từ hình thức kết nối truyền thông tới đối tác (B2B) đã chuyển sang làm truyền thông tới người tiêu dùng (B2C)”, bà Lan chia sẻ.

fs

Mặc dù chịu tác động của đại dịch COVID-19 song hoạt động ngoại thương của Việt Nam vẫn đạt được kết quả đáng tự hào.

Chương trình được thực hiện từ 2019 đến các thị trường, như Anh, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức, Bỉ, Ý… bằng nhiều hình thức kết nối và quảng bá qua website, Google, Facebook, Pinterest, Instagram, Youtube…

Nhờ vậy, trong vòng 3 tháng, trên website đã thu hút hơn 14.000 lượt truy cập. Các từ khóa "pangasius cecipe" luôn được xếp hạng tìm kiếm dẫn đầu. Qua đây, VASEP nhận thấy, chức năng kích hoạt cộng đồng thảo luận tương tác trên mạng xã hội rất có lợi khi đem sản phẩm tới người tiêu dùng trực tiếp, đưa sản phẩm tới họ...

Còn theo ông Nguyễn Chánh Phương, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM, ngành gỗ đặt ra mục tiêu xuất khẩu đạt 20 tỷ USD đến năm 2025, nên 3 yếu tố bền vững được đặt ra gồm nguyên liệu, sản xuất và xuất khẩu.

“Chúng tôi đang nỗ lực xây dựng các chứng chỉ về phát triển rừng bền vững, đủ nguyên liệu cho chúng ta xuất khẩu, song năng lực của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế khi FDI chỉ chiếm 20% về số lượng nhưng chiếm ưu thế về kim ngạch”, ông Phương nói.

Để xuất khẩu bền vững ngành gỗ, ông Nguyễn Chánh Phương đề xuất một số giải pháp, như liên kết chuỗi cung ứng tốt hơn, sản xuất sản phẩm có chất lượng, thiết kế đẹp, đa dạng mẫu mã, am hiểu thị trường, phân khúc giá đạt lợi nhuận cao; đặc biệt là thay đổi phương thức bán hàng sáng tạo và chuyên nghiệp bằng cách khai thác thương hiệu, thương mại điện tử, triển lãm trực tuyến...

Nhằm góp phần phát triển xuất khẩu bền vững trong bối cảnh thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, như EVFTA, CPTPP hay RCEP… ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại cho biết, thời gian tới hoạt động xúc tiến thương mại sẽ xây dựng chương trình và tập trung cho từng nhóm hàng, thị trường cũng như cho từng giai đoạn cụ thể.

Bên cạnh đó, chương trình xúc tiến thương mại sẽ tập trung xây dựng thương hiệu sản phẩm để nâng giá trị cho sản phẩm. Đẩy mạnh tuyên truyền xuất khẩu, quảng bá ngành hàng, sản phẩm có thế mạnh xuất khẩu của vùng, miền và tập trung thực hiện quảng bá sâu rộng tối thiểu mỗi năm 3-5 ngành hàng vào các thị trường trọng điểm theo chu kỳ 3 năm liên tiếp”, ông Phú bày tỏ.

Có thể bạn quan tâm

  • Bộ trưởng Bộ Công Thương: Cần lập bản đồ khu vực sụt lún và siết quản lý thuỷ điện

    15:43, 04/11/2020

  • Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: AEM 52 thống nhất các sáng kiến do Việt Nam đưa ra

    13:29, 30/08/2020

  • Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình: Bộ Công Thương đi đầu trong cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh

    19:51, 06/08/2020

  • Bộ Công Thương “thị sát” hai siêu thị tại Hà Nội

    13:12, 02/08/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Xuất siêu đạt con số kỷ lục 20,1 tỷ USD
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO