Vì sao Sở Y tế TP Hồ Chí Minh 1 ngày ra 3 văn bản, thu hồi 2?

Diendandoanhnghiep.vn Tình trạng văn bản vừa ban hành đã bị thu hồi trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp đã gây nhiều lo lắng cho người dân và doanh nghiệp.

Trong 1 ngày, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành liên tục 3 công văn, trong đó công văn thứ 3 thu hồi 2 công văn trước liên quan đến việc mua thuốc điều trị COVID-19.

Tối 3/8, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh có văn bản số 5289 gửi khẩn các bệnh viện trực thuộc, bệnh viện điều trị Covid-19, bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 về việc thu hồi công văn số 5216 về mua thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19, đồng thời cũng thu hồi luôn công văn 5279 thay thế công văn 5216 (2 công văn này cùng ban hành ngày 3/8).

Nội dung văn bản mới nhất thu hồi 2 văn bản ban hành trước đó của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung văn bản mới nhất thu hồi 2 văn bản ban hành trước đó của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyên nhân thu hồi là do có một số nội dung chưa phù hợp, Sở Y tế TP HCM sẽ hướng dẫn các đơn vị sau. Đáng nói, văn bản này được thu hồi chỉ 2 ngày sau khi ban hành.

Nhận định về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch - Đoàn luật sư TP HCM  cho rằng Sở Y tế TP HCM đã vi phạm quy định về văn thư, vi phạm Luật đấu thầu và khuyên dùng thuốc ngoài phác đồ của Bộ Y tế. 

Theo ông Trạch, Sở Y tế TP.HCM trong 1 ngày ban hành 3 văn bản điều chỉnh cùng một vấn đề với 3 nội dung hoàn toàn khác nhau và sau đó không có văn bản nào có giá trị sử dụng "là vi phạm về công tác văn thư theo quy định tại nghị định 30/2020/NĐ-CP".

Ông Trạch cũng cho biết cả 3 văn bản do Sở Y tế TP.HCM ban hành đều có những sai sót nghiêm trọng. Văn bản số 5216 về việc "mua thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19", sai sót là Sở Y tế đã đề nghị các cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 mua 2 loại thuốc (ghi rõ tên thương mại của thuốc) là Medrol và Xarelto, chỉ định liều dùng và liên hệ với nhà cung cấp cụ thể là Công ty cổ phần Dược liệu trung ương 2.

"Trong khi việc chỉ định liều dùng thuộc thẩm quyền của nhà sản xuất hoặc bác sĩ điều trị cho mỗi trường hợp bệnh nhân (khoản 2 điều 42 và khoản 5 điều 76 Luật dược). Với văn bản này, Sở Y tế đã "cào bằng" tất cả bệnh nhân đều được sử dụng liều thuốc như nhau, làm thay chức năng của bác sĩ điều trị; của nhà sản xuất thuốc. Trong khi đó, người chịu trách nhiệm đối với sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân lại là bác sĩ điều trị và nhà sản xuất thuốc" - luật sư Trạch nói.

Dịch bệnh vẫn đang có những diễn biến phức tạp và khiên chắn lớn nhất bảo vệ sức khoẻ nhân dân đang nằm trong tay ngành y tế.

Dịch bệnh vẫn đang có những diễn biến phức tạp và khiên chắn lớn nhất bảo vệ sức khoẻ nhân dân đang nằm trong tay ngành y tế.

Ngoài ra, ông Trạch còn cho rằng việc nêu tên thuốc, nhà sản xuất và công ty bán thuốc mang tính "chỉ định" là vi phạm điều 22 Luật Đấu thầu, dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường. Từ đó có thể đẩy những loại thuốc có cùng hoạt chất (tên chung quốc tế của các thuốc có cùng tác dụng), những công ty sản xuất, phân phối các hoạt chất này vào tình trạng bất bình đẳng trong việc phân phối thuốc, nguy cơ tạo nên lợi ích nhóm là rõ ràng.

Song song đó sẽ tạo tâm lý hoang mang khiến người dân đổ xô ra đường đi mua bằng được thuốc về trữ mặc dù chưa bị bệnh. Điều này có khả năng dẫn đến vi phạm các chỉ thị của Chính phủ, của TP gây nguy cơ lây lan bệnh tật nhiều hơn.

Còn công văn số 5279 thay thế văn bản số 5216 (thứ nhất), được ban hành vừa mang tính bào chữa cho cái sai ở văn bản thứ nhất, vừa răn đe cảnh báo đối với các cơ sở y tế, nhà thuốc. Tuy nhiên văn bản 5279 không thừa nhận những vấn đề sai sót, nội dung thay thế là gì, lý do vì sao thay thế cho văn bản thứ nhất. Như vậy văn bản 5279 đã đẩy sự nghi ngờ về sự minh bạch lên một nấc thang cao hơn.

Sau đó, Sở Y tế TP tiếp tục ban hành công văn số 5289 để thu hồi cả công văn số 5216 và 5279. Trong văn bản số 5289 có nội dung "thu hồi 2 văn bản nêu trên vì chưa phù hợp". Nội dung văn bản này phủ nhận toàn bộ những nội dung, công lao, sức lực đã được nêu tại 2 văn bản trước đó.

Trước đó, ngày 3/8, Sở Y tế TPHCM ban hành công văn bản khẩn (số 5216) về việc “mua thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19” gửi đến các bệnh viện trực thuộc, bệnh viện điều trị Covid-19, bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 về việc mua thuốc để điều trị cho bệnh nhân Covid-19.

Nội dung công văn do BS Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế ký nêu rõ: “Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các chuyên gia điều trị Covid-19 đã chia sẻ kinh nghiệm về thực tiễn sử dụng 2 thuốc kháng viêm và kháng đông dạng uống để trị bệnh nhân hiệu quả, cứu được kịp thời nhiều người”.

Theo đó, các loạt thuốc gồm: Thuốc Medrol (hoạt chất Methylprednisolone) 16 mg của Công ty Pfizer (thuốc kháng viêm) sáng uống 1 viên; Thuốc Xarelto (hoạt chất Rivaroxaban) 20 mg của Công ty Bayer (thuốc kháng đông) sáng uống 1 viên. Chống chỉ định cho bệnh nhân có rối loạn đông máu và viêm loét dạ dày nặng.

Sở Y tế đề nghị các đơn vị mua gấp thuốc trên để kịp thời điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Nơi cung ứng hai loại thuốc trên là Công ty Cổ phần dược liệu Trung ương 2 (Công ty Phyto Phamar. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị liên hệ Phòng Nghiệp vụ Dược để được hướng dẫn kịp thời.

Tuy nhiên, ngay sau khi công văn được ban hành, đã có nhiều thông tin trái chiều. Các chuyên gia y tế nhận xét Sở Y tế chỉ định mua thuốc của Công ty Phytopharma, trong khi còn nhiều loại thuốc generic (thuốc hết bản quyền) rẻ hơn. Ngoài ra, văn bản hành chính lại chỉ định liều dùng, trong khi việc này phải là của nhà sản xuất. Sở Y tế chỉ nên ghi hoạt chất để các đơn vị tự lựa chọn nhà sản xuất khi nhập mua, chứ không nên ghi cụ thể tên thuốc.

Sau khi phát hiện ra những vấn đề bất cập trong nội dung công văn vừa ban hành, ngay trong chiều 3/8, Sở Y tế TPHCM đã hỏa tốc thu hồi. Mặt khác, chiều 3/8 Sở Y tế đã ban hành công văn số 5279 thay thế công văn số 5216 ban hành cùng ngày. Công văn thay thế không nêu cụ thể tên các loại thuốc mà chỉ nêu ra các hoạt chất để bệnh viện thực hiện.

Theo đó, thuốc điều trị cho bệnh nhân COVID-19 sẽ bao gồm các hoạt chất Methyl prednisolon (kháng viêm) và Rivaroxaban (kháng đông). Sở Y tế cũng nghiêm cấm các nhà thuốc trên địa bàn thành phố bán các thuốc nêu trên khi không có đơn thuốc hợp lệ của bác sĩ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Sở Y tế TP Hồ Chí Minh 1 ngày ra 3 văn bản, thu hồi 2? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714008398 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714008398 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10