13 triệu tấn rác thải nông thôn xử lý thế nào?

Thy Hằng 08/01/2019 11:00

Đó là vấn đề mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt ra với ngành tài nguyên môi trường tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nhấn mạnh tài nguyên và môi trường là 1 trong 3 vấn đề trụ cột phát triển của đất nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương cần nói thẳng vào các vấn đề…

3 triệu tấn rác thải nông thôn giải quyết thế nào? Rác bây giờ rất lớn nhưng nhà đầu tư xử lý rác không có rác để làm việc này, trách nhiệm xử lý thuộc về ai?

Thủ tướng đặt vấn đề, 13 triệu tấn rác thải nông thôn giải quyết thế nào?

13 triệu tấn rác thải nông thôn

“Làm sao để phát huy được nguồn lực, kinh tế tài chính trong ngành Tài nguyên và Môi trường, công tác xã hội hóa ngành Tài nguyên và Môi trường. Những vướng mắc về thủ tục hành chính, vướng mắc giao quyền và đánh giá tác động môi trường ở các dự án là hình thức hay thực chất?” , Thủ tướng đặt vấn đề.

Người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý, công tác cán bộ trong hệ thống ngành Tài nguyên và Môi trường rất quan trọng. Nhất là về phẩm chất, đạo đức, năng lực cán bộ như thế nào để đáp ứng nhiệm vụ được giao. Cũng như những bức xúc hiện hay về tài nguyên và môi trường cần phải có những giải pháp khắc phục.

Đó là vấn đề các dòng sông chết, vấn đề hạ mực nước ngầm do khai thác bừa bãi. Công tác quản lý và sử dụng đất đai nông lâm trường. Công tác xã hội hóa nguồn lực phát triển ngành Tài nguyên và Môi trường và việc chấm dứt khai thác cát bừa bãi… và những vấn đề về cơ chế, chính sách. 

Nêu kinh nghiệm ở Campuchia, người tiêu dùng sẽ phải trả thêm tiền mua hàng nếu sử dụng túi nilon, Thủ tướng nêu rõ, túi nilon, rác thải nhựa đại dương đang là vấn đề bức xúc hiện nay ở nước ta.

“13 triệu tấn rác thải nông thôn giải quyết thế nào? Rác bây giờ rất lớn nhưng nhà đầu tư xử lý rác không có rác để làm việc này, trách nhiệm xử lý thuộc về ai? Các container nằm đầy ở các cảng trách nhiệm thế nào?”, Thủ tướng nêu câu hỏi, đồng thời cho rằng để quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên môi trường, Bộ cần việc xây dựng và hoàn thiện thể chế chính sách sát với thực tiễn đời sống và sản xuất.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh đến việc thảo luận về thể chế chính sách pháp luật để giải phóng, tạo điều kiện cho Bộ Tài nguyên và Môi trường phát triển. Công tác chống quan liêu, tham nhũng tiêu cực của cả hệ thống phục vụ đất nước, bảo vệ môi trường... 

"Thể chế chính sách pháp luật nào để giải phóng, tạo điều kiện cho ngành tài nguyên môi trường phát triển, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực của cả hệ thống, phục vụ sản xuất, bảo vệ môi trường. Bộ cũng rất năng động nhưng khoảng cách giữa đời sống sản xuất với công tác của hệ thống còn nhiều vấn đề. Vậy thế chế chính sách nào? Trách nhiệm các bộ phận ra sao? Nhất là chúng ta mạnh dạn điều động bãi nhiệm, kỷ luật, xử lý cán bộ làm sai hoặc khen thưởng cán bộ làm hiệu quả. Đây không chỉ là vấn đề của Bộ mà tất cả các Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương", Thủ tướng đề nghị.

Thủ tướng đánh gía Bộ Tài nguyên và Môi trường thời gian qua đã đạt được những thành tựu quan trọng, nhưng khoảng cách giữa đời sống với thể chế chính sách vẫn còn. Trong đó yếu tố quan trọng để thực thi chính sách là cán bộ. Thủ tướng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường mạnh dạn điều động, kỷ luật, bãi nhiệm, khen thưởng… 

“Chúng ta cần khen thưởng những cán bộ làm tốt, phê phán những cán bộ làm không tốt trong lĩnh vực tài nguyên môi trường. Cái mà tôi muốn nói ở đây là cán bộ ở hệ thống ngành từ Trung ương đến địa phương để tạo nguồn lực phát triển”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh. 

Thủ tướng đề nghị các đại biểu dự Hội nghị cần đi sâu vào những vấn đề bức xúc hiện nay, nhất là trách nhiệm của cấp Tổng cục, các cục, các Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các tỉnh, thành phố… "Chẳng hạn như khí tượng thủy văn có quan hệ trực tiếp với phòng chống thiên tai, ứng dụng tiến bộ khoa học tiên tiến của thế giới để giảm thiểu thiệt hại, giảm thiểu rác thải nhựa…”, Thủ tướng gợi ý. 

Có thể bạn quan tâm

  • 10 sự kiện nổi bật ngành Tài nguyên Môi trường năm 2018

    10 sự kiện nổi bật ngành Tài nguyên Môi trường năm 2018

    11:04, 03/01/2019

  • Quảng Ninh: Sở Tài nguyên môi trường tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

    Quảng Ninh: Sở Tài nguyên môi trường tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp

    10:00, 25/06/2018

  • Bộ Tài nguyên Môi trường thừa nhận

    Bộ Tài nguyên Môi trường thừa nhận "thiếu sót" khi ban hành quy định ghi tên hộ gia đình trên sổ đỏ

    17:01, 27/11/2017

Xác định nền tảng tạo bứt phá

Năm 2019, mục tiêu Chính phủ đề ra với 12 chữ “Kỷ cương, Liêm chính, Hành động, Sáng tạo, Hiệu quả, Bứt phá”. Thủ tướng yêu cầu xác định vấn đề tạo nền tảng vững chắc để “Bứt phá” trong năm 2019 của ngành Tài nguyên và Môi trường là gì?

Theo Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà, ngay từ năm đầu tiên bước vào thực hiện kế hoạch 2016 - 2021, mặc dù có nhiều thuận lợi, nhưng ngành TN&MT cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức to lớn.

Cụ thể, trong 3 năm 2016-2018, toàn ngành đã tiến hành hơn 7.000 cuộc thanh tra, kiểm tra đối với hơn 22.000 tổ chức, qua đó kiến nghị thu hồi gần 13.000 ha đất, truy thu hơn 64 tỷ đồng, phạt vi phạm hành chính 344 tỷ đồng. 

Trong năm 2018, toàn ngành đã tổ chức tiếp hơn 6.000 lượt người với hơn 100 lượt đoàn đông người. Tiếp nhận và xử lý hơn 12.000 lượt đơn thư khiếu nại, tố cáo. Bộ đã thẩm tra, xác minh, xử lý 100% vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao, giải quyết 91 vụ việc khiếu nại tồn đọng, kéo dài.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng về cắt giảm các điều kiện kinh doanh, Bộ đã bãi bỏ, sửa đổi gần 63% điều kiện kinh doanh. Cắt giảm bãi bỏ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến kiếm tra chuyên ngành. 

Ba năm qua, Bộ đã đưa hơn 50.000 ha đất chưa sử dụng vào các mục đích phát triển kinh tế xã hội. Đã xử lý, thu hồi, hủy bỏ hơn 1.500 dự án với diện tích gần 30.000 ha. Thực hiện các quy định về giao đất, tăng cường đấu giá đất đã ngăn ngừa đầu cơ, tăng thu từ đất lên trên 121.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ TN&MT Trần Hồng Hà cũng thẳng thắn thừa nhận: "Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng, nhưng công tác quản lý TN&MT vẫn còn một số tồn tại, hạn chế và những thách thức cần phải vượt qua. Trong đó, nổi lên là những vấn đề như nhu cầu khai thác, sử dụng các nguồn lực tài nguyên ngày càng tăng, đòi hỏi cần phải có các giải pháp sử dụng hợp lý, tránh xung đột, khiếu kiện về đất đai đã giảm nhưng vẫn còn phức tạp ở một số địa phương".

Trong quản lý tài nguyên nước chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các ngành, các cấp. Ô nhiễm môi trường vẫn diễn biến phức tạp do tác động tích lũy trong thời gian dài. Biến đổi khí hậu ngày càng khó lường trong khi nguồn kinh phí đầu tư cho ứng phó còn hạn chế. Việc xây dựng các cơ sở dữ liệu của ngành còn chậm, mạng lưới quan trắc, công nghệ dự báo, cảnh báo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao,...

Năm 2019, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề ra mục tiêu tất cả các khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hoàn thành xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Bên cạnh đó, 80% tỷ lệ chất thải rắn nguy hại từ hoạt động sản xuất kinh doanh được thu gom, xử lý và 12% thu ngân sách nội địa là từ đất đai, có cơ chế giải quyết dứt điểm tình trạng khiếu kiện đông người, kéo dài, hoàn thành sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
13 triệu tấn rác thải nông thôn xử lý thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO