Hạ lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp: Không cào bằng, tùy đối tượng

Diendandoanhnghiep.vn 16 ngân hàng top đầu đã họp với đại diện Ngân hàng Nhà nước để thống nhất đưa ra mức giảm lãi suất hợp lý hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh...

Chia sẻ với DĐDN, ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng cho biết, việc hỗ trợ giảm lãi suất lần này sẽ áp dụng theo từng đối tượng.

- Thưa ông, mới đây Hiệp hội đã có cuộc họp bàn với 16 ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng (TCTD) top đầu trong hệ thống ngân hàng đã thống nhất chủ trương giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào?

Hiệp hội vừa có cuộc họp với 16 hội viên bao gồm: Vietcombank, Agribank, Vietinbank, BIDV, MB, Techcombank, SHB, LienVietPostBank, VPBank, VIB, TPBank… cùng đại diện các Vụ như Chính sách tiền tệ, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế thuộc NHNN. Tại cuộc họp này, các hội viên đã cam kết và đồng thuận trong việc giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp.

Các hội viên đã thống nhất không cào bằng mức hỗ trợ lãi suất mà tập trung hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất thiết yếu cho nền kinh tế, doanh nghiệp có lực lượng lao động lớn…Đối với các doanh nghiệp bất động sản đang lãi lớn, các doanh nghiệp hoạt động không phải ngành nghề thiết yếu thì không được hỗ trợ lãi suất. Bên cạnh đó, tuỳ theo từng khu vực doanh nghiệp bị ảnh hưởng, các TCTD sẽ có mức giảm lãi suất phù hợp. Thời hạn thực hiện giảm lãi suất sẽ thực hiện sớm trong tháng 7 cho đến hết năm 2021.

Điều quan trọng nhất tại thời điểm này là làm sao duy trì được nguồn tín dụng, đặc biệt để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi sản xuất. Ngành Ngân hàng cũng phải xác định đồng hành chia sẻ với người dân và doanh nghiệp để vượt qua đại dịch COVID-19. Bởi vì, chỉ khi doanh nghiệp sớm phục hồi được sản xuất kinh doanh thì ngành ngân hàng mới có thể “sống khỏe”.

p/16 ngân hàng cam kết giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thiết yếu. Ảnh: Quốc Tuấn

16 ngân hàng cam kết giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng thiết yếu. Ảnh: Quốc Tuấn

- Ông có thể đưa ra những mức hỗ trợ cam kết cụ thể nào đễ hỗ trợ doanh nghiệp?

Căn cứ vào việc Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, NHNN đã tổ chức cuộc họp trực tuyến bàn các giải pháp triển khai Nghị quyết 63 với nội dung chính là làm sao để giảm lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp.

Theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, Techcombank đã tái cơ cấu, giãn nợ, đảm bảo nguồn tín dụng cho doanh nghiệp. Techcombank liên tục giảm lãi suất, trong đó nhóm lĩnh vực ưu tiên có lãi suất cho vay là dưới 4,5%/năm; các lĩnh vực kinh tế thiết yếu lãi suất cho vay vào khoảng 6-7%/năm, thậm chí có khách hàng thấp hơn…

Với Agribank đã họp và thống nhất giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp. HĐTV của Agribank đã đưa ra mức giảm lãi suất, có khoản sẽ giảm 0,5%, có khoản sẽ giảm 2 – 2,5%. Tính trung bình, lãi suất cho vay của ngân hàng sẽ giảm khoảng 1%;

Tại MBbank từ đầu năm đến nay ngân hàng cũng liên tục giải ngân vốn cho doanh nghiệp. Trước mắt, MB sẽ hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp gặp khó khăn không có doanh thu hoặc doanh thu giảm (ví như doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu trú, dịch vụ…) với mức lãi suất có thể giảm 1% hoặc hơn, đối tượng được hỗ trợ lãi suất tiếp theo là sản xuất và khách hàng cá nhân…

- Thưa ông, việc hỗ trợ của các ngân hàng sẽ cân đối ra sao với việc phải đảm bảo an toàn cho ngân hàng và hệ thống?

Hiện tại ngành ngân hàng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp nhưng trong tương lai khi nợ xấu do đại dịch COVID-19 gây ra, chắc chắn các ngân hàng sẽ phải lãnh chịu hậu quả. Chính vì vậy, an toàn hệ thống luôn là vấn đề phải đưa ra những tính toán cẩn trọng để làm sao vừa hỗ trợ được sản xuất kinh doanh vừa không bị tác động tiêu cực của nợ xấu.

Mặc dù vậy, chúng tôi vẫn cam kết đảm bảo thông suốt nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh trên tinh thần hài hòa lợi ích các TCTD, doanh nghiệp và Nhà nước.

- Xin cảm ơn ông!

Bà Phạm Thị Trung Hà, Phó Tổng giám đốc MBBank:

Với sự đồng thuận của các ngân hàng, MB sẽ hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp gặp khó khăn không có doanh thu hoặc doanh thu giảm (ví như doanh nghiệp trong lĩnh vực lưu trú, dịch vụ…) với mức lãi suất có thể giảm 1% hoặc hơn, đối tượng được hỗ trợ lãi suất tiếp theo là sản xuất và khách hàng cá nhân (đối tượng trả góp từ lương). 6 tháng đầu năm nền kinh tế tăng trưởng tốt, rất nhiều doanh nghiệp làm ăn tốt. Vậy nên, tùy từng tệp khách hàng của mình, ngân hàng sẽ lựa chọn doanh nghiệp gặp khó khăn để từ đó có chính sách hỗ trợ lãi suất phù hợp.

Ông Nguyễn Hồng Quân, Phó Tổng giám đốc TPBank:

Trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, quốc gia rất cần “một người khỏe” và đó là ngân hàng, nếu ngân hàng yếu thì nền kinh tế sẽ yếu. Dù vậy, các ngân hàng luôn sẵn sàng chia sẻ khó khăn, giảm lợi nhuận để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua đại dịch. Hiện TPBank sớm giảm lãi suất cho vay, trong tháng 6 vừa qua có gói 6,000 tỷ tài trợ vốn lưu động giảm 2%, nếu kỳ hạn dưới 3 tháng, 1% đối với kỳ hạn 3-12 tháng, lãi suất cho vay bình quân toàn danh mục cả ngắn và trung dài hạn chỉ khoảng trên 8,5%.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hạ lãi suất hỗ trợ doanh nghiệp: Không cào bằng, tùy đối tượng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713944143 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713944143 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10