2 tháng để lập hệ thống giao dịch mới trên HoSE có khả thi?

Diendandoanhnghiep.vn Với 60 tỷ đồng và 2 tháng để lập hệ thống mới giao dịch trên HoSE, đề xuất của bà Nguyễn Thị Phương Thảo - Tổng Giám đốc VietJet, nhằm giải quyết tình trạng nghẽn lệnh, liệu có khả thi?

Tình trạng nghẽn lệnh không chỉ khiến nhà đầu tư mà cơ quan quản lý cũng đau đầu tháo gỡ.

Tình trạng nghẽn lệnh không chỉ khiến nhà đầu tư mà cơ quan quản lý cũng đau đầu tháo gỡ.

Chúng ta đều biết nguyên nhân tình trạng “nghẽn lệnh” lâu dài trên sàn HoSE chính là từ vấn đề công nghệ. Các biện pháp ngắn hạn tương đối khó và đặc biệt là chúng ta đang phụ thuộc vào bên triển khai hệ thống đó. Trong cuộc họp với Thủ tướng Chính phủ vừa qua, các doanh nghiệp trên sàn niêm yết đặc biệt là các doanh nghiệp có mức vốn hóa lớn mong muốn xây dựng hệ thống mới trên HoSE với giá trị chi phí khoảng 60 tỷ đồng và triển khai trong 2 tháng.

Trước hết, về khả năng của các doanh nghiệp nội tôi tin rằng chúng ta hoàn toàn có thể đáp ứng được về mặt công nghệ; tuy nhiên, rõ ràng việc hệ thống cần chờ đến hơn 2 tháng để có thể vận hành bình thường và tránh tình trạng nghẽn lệnh thì thời gian tương đối lâu.

Ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư TVSI

Ông Lê Ngọc Nam, Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư TVSI

Trong quá trình thực hiện cũng cần xem xét có các vướng nào để giải quyết dẫn tới thời gian hoàn toàn có thể kéo dài hơn. Nếu cần 2 tháng nữa để có một hệ thống mới thì tôi cho rằng đó là quãng thời gian tương đối lâu và khá ảnh hưởng đến giao dịch của các nhà đầu tư tại thời điểm hiện tại.

Trong khi đó, như chúng ta đã biết mức độ giao dịch trên sàn đang diễn ra rất sôi động. Giao dịch là một trong những yếu tố căn bản nhất của đầu tư, do đó, bất cứ một yếu tố nào tác động lên quá trình giao dịch của nhà đầu tư sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng

Nó liên quan đến việc cơ cấu danh mục của nhà đầu tư, thanh khoản của các nhà đầu tư trên thị trường. Theo đó, để phòng hộ trước rủi ro của việc nghẽn lệnh, nhà đầu tư nên tìm một phương án khả dĩ nhất tạm thời trong thời gian này. Bản thân nhà đầu tư có thể thấy diễn biến của thị trường từ đó mà có chiến lược cầm chừng trong các hoạt động giao dịch đặc biệt là về cuối phiên.

Theo tôi, dù thế nào đi chăng nữa nếu tình trạng nghẽn lệnh không được khắc phục thì rất khó có thể định lượng quãng thời gian để có thể giải quyết vấn đề thanh khoản của các nhà đầu tư khá phức tạp.

Một số nhà đầu tư còn kháo nhau rằng nên chuyển giao dịch lên buổi sáng, vì sự nghẽn lệnh thường diễn ra về cuối phiên chiều, nhưng đây chưa phải cách làm hay cho nhà đầu tư. Bởi dù trong bất kỳ trường hợp nào cũng giống như tình trạng tắc đường, nếu tất cả nhà đầu tư đều đi phiên sáng thì tình trạng tắc đường giờ cao điểm sẽ vẫn diễn ra. Tương tự với trường hợp HoSE do dung lượng của chúng ta chỉ có thể chứa được một ngưỡng nhất định. Do vậy, việc thay vì giao dịch buổi chiều đẩy lên sáng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của nhà đầu tư trong hoạt động mua bán của mình.

Dù là có giao dịch buổi sang đi chăng nữa thì tâm lý của nhà đầu tư chắc chắn sẽ rất dè chừng đối với việc mua – bán. Bởi khi gặp rủi ro về thị trường, nhà đầu tư cũng không thể bán được cổ phiếu trên danh mục của mình và phải chờ đến hôm sau. Rõ ràng việc chờ đến mai các biến động của thị trường là liên tục, có những cổ phiếu tăng giảm 5-7%, do đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc giao dịch.

Do đó, có thể nói ngắn gọn là nhà đầu tư đang rất trông đợi các giải pháp có tính xử lý gốc rễ vấn đề công nghệ, nhưng không hy vọng một thời gian dài tới 2 tháng.

Ở góc độ công nghệ, 2 tháng có lẽ là khoảng thời gian mà các chuyên gia tạm thời ước tính. Tại sự kiện "Đối thoại 2045" ngày 6-3 ở TP.HCM, ông Trương Gia Bình (chủ tịch Tập đoàn FPT) nhận định: "Thị trường chứng khoán mấy hôm nay rất trục trặc... Chúng tôi có thể giải quyết thật nhanh". Ông Bình nói rõ là "Giờ chỉ cần niềm tin của Chính phủ đối với doanh nghiệp tư nhân, không cần tiền luôn, 2 tháng là xong". Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Tổng Giám đốc Vietjet) cũng chung ý kiến: chi phí giải quyết từ 60 tỉ đồng trở lên, doanh nghiệp tư nhân sẵn sàng đóng góp để giảm áp lực ngân sách. Bà Thảo cho biết đây là dựa trên tham khảo của các tập đoàn công nghệ đầu ngành như FPT, Viettel...

Trước đề xuất này, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu bộ trưởng Bộ Tài chính chủ trì giải quyết nhanh "sáng thứ ba này (tức sẽ đúng vào ngày 9/3 hôm nay?), sẽ quyết luôn, giao cho quý vị, không phải dùng ngân sách, nhưng mà thay đổi công nghệ của chứng khoán TP.HCM, không để trục trặc nữa"Với sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ, sự chung tay của các doanh nghiệp lớn, hy vọng rất nhanh tới đây nhà đầu tư sẽ không phải loay hoay tranh cướp lệnh phiên sáng, trầm cảm nhìn lệnh đơ phiên chiều, doanh nghiệp niêm yết cũng đỡ phải có những tổ chức...âm thầm hối tiếc vì đã chuyển sang sàn HoSE, hoặc rục rịch tính phương án về với HNX...

P.V

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 2 tháng để lập hệ thống giao dịch mới trên HoSE có khả thi? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713888042 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713888042 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10