2020 - một năm đầy biến động và tự hào của ngành Y tế

SÔNG HÀN 31/12/2020 13:47

Mới đây, Bộ Y tế đã điểm lại 10 sự kiện y tế và công tác phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam. Những “điểm sáng” của ngành khiến cho chúng ta có thể tự hào về nền y học nước nhà.

N

Hiện Việt Nam có tổng cộng 1.454 bệnh nhân mắc COVID-19.

Năm 2020, đại dịch COVID-19 tác động nghiêm trọng đến nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ. Đồng thời nó chỉ ra những khiếm khuyết trong vận hành nền y tế tại nhiều quốc gia, vừa thúc đẩy các xu hướng công nghệ y tế mới ra đời nhắm thay đổi cách thức tiếp cận và phòng chữa bệnh.

Việt Nam cũng không thể tránh được những vòng xoáy của những biến động đó. Tuy nhiên, trong gian khó, thử thách, Việt Nam đã chứng minh cho thế giới phải nhớ tới “một đất nước bé nhỏ nhưng quật cường, đoàn kết”. Và chúng ta không thể không nói tới thành công lớn trong lĩnh vực y tế.

Theo công bố của Bộ Y tế, thì Việt Nam đã thành công trong công cuộc phòng, chống dịch COVID-19. Đặc biệt, Việt Nam đã huy động được toàn bộ hệ thống chính trị, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tham gia phòng chống COVID-19 với chi phí vô cùng thấp.

Tới ngày 30/12, Việt Nam có tổng cộng 1.454 bệnh nhân mắc COVID-19, là quốc gia có tỉ lệ người dân mắc COVID-19 thấp nhất thế giới. Ngoài COVID-19, các dịch bệnh khác xảy ra tại Việt Nam trong năm đều được kiểm soát hiệu quả.

Tiếp theo là triển khai thành công đề án “Khám chữa bệnh từ xa”; Thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực ngoại khoa (tiêu biểu phải kể đến ca mổ tách cặp sonh sinh Trúc Nhi và Diệu Nhi tại bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh); Bộ Y tế được đánh giá là điểm sáng trong thực hiện chuyển đổi số quốc gia; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật phòng, chống HIV/AIDS; 90.8% người dân tham gia bảo hiểm y tế, 28 giường bệnh trên 10 nghìn người dân;  Duy trì bền vững mức sinh thay thế…

Các bác sĩ thực hiện ca ghép phổi đầu tiên ở BV Việt Đức. Ảnh: BVCC

Các bác sĩ thực hiện ca ghép phổi đầu tiên ở BV Việt Đức. Ảnh: BVCC

Nói về thành tựu y học, nhân đây xin mở rộng một chút, hẳn người Việt Nam có lẽ ai cũng phải tự hào khi trước đó, chúng ta đã thành công với việc nội soi tuyến giáp một lỗ. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam và cũng là lần đầu tiên trên thế giới áp dụng thành công.

Rồi năm 2018 cũng ghi nhận việc lần đầu tiên các chuyên gia Việt Nam thực hiện ghép phổi thành công và tiến hành lấy đồng thời 6 tạng từ cùng một người cho chết não để ghép cho 5 bệnh nhân. Ngày 12/12/2018, kíp mổ với thành phần 100% các thầy thuốc của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã thực hiện thành công kỹ thuật ghép hai phổi từ người cho chết não.

Ngoài ra, Việt Nam cũng được biết đến là quốc gia đang dần vươn lên vị trí quan trọng trong danh sách các nước sản xuất vắc xin trên thế giới. Trong năm 2018, Viện Vắc xin và Sinh phẩm y tế (IVAC – Bộ Y tế) phối hợp với các bên liên quan công bố thử nghiệm thành công vắc xin cúm mùa “3 trong 1” gồm cúm A/H1N1/09, A/H3N2, cúm B và vắc xin cúm tiền đại dịch A/H5N1. Đây là loại vắc xin cúm đầu tiên do Việt Nam sản xuất góp phần chủ động phòng chống dịch bệnh, giảm chi phí.

Trở lại với vấn đề, trong Báo cáo Điểm lại – Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam, ấn phẩm tháng 12/2020, Ngân hầng Thế giới nhận định Việt Nam “có thành tích gần như độc nhất vô nhị trong việc chống lại cuộc khủng hoảng vì dịch COVID-19”. Theo đó, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh, nền kinh tế Việt Nam dự kiến tăng trưởng 2,8% trong năm 2020.

Tuy thấp hơn khoảng 4,2 phần trăm điểm so với thành tích những năm gần đây, Việt Nam vẫn nằm trong vùng tăng trưởng dương khi nền kinh tế thế giới dự kiến suy giảm ít nhất 4%. Tại khu vực Đông Á, chỉ có hai quốc gia khác là Trung Quốc và Myanmar dự kiến tăng trưởng GDP dương trong năm nay.

Điều này cũng có nghĩa, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành khắp thế giới, dư luận quốc tế đã và đang ấn tượng về một Việt Nam vừa là “ngọn hải đăng” trong chống dịch COVID-19 và “điểm sáng” trong tăng trưởng kinh tế, vừa đóng góp chủ động, tích cực hợp tác, chia sẻ cùng cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống COVID-19 và thích nghi với trạng thái “bình thường mới”.

Để rồi, tuy khép lại một năm 2020 đầy biến động, nhưng dư luận quốc tế cho rằng “Việt Nam đã biến khủng hoảng thành cơ hội thành công”, giới chuyên gia đều lạc quan cho rằng với kinh nghiệm chống dịch của năm 2020, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển.

Từ những thành tựu nói trên, đã phần nào khẳng định trình độ y học của Việt Nam. Và sẽ không quá lời khi nói rằng vị thế của ngành Y tế Việt Nam đang ngày càng được tô đậm trên bản đồ Y tế thế giới với những tiến bộ vượt bậc trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ, tạo nên những thành công có tầm lan tỏa quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ tịch Đà Nẵng gửi thư cảm ơn đến các "chiến sĩ" chống COVID-19

    09:36, 26/09/2020

  • Diễn đàn NGƯỜI VIỆT TỬ TẾ: “Hôm qua là bệnh nhân – hôm nay tôi là chiến sĩ”

    11:01, 31/08/2020

  • Cảm ơn các chiến sĩ nơi tuyến đầu chống dịch COVID-19

    05:00, 20/08/2020

  • Thủ tướng gửi thư khen, động viên các “chiến sĩ áo trắng”

    19:27, 04/08/2020

  • Từ COVID-19 nghĩ về những chiến sĩ thầm lặng nơi “đầu sóng”

    07:45, 29/07/2020

  • Những “chiến sĩ blouse trắng”

    05:01, 27/02/2020

  • Tăng cường bảo vệ "chiến sĩ tuyến đầu" chống dịch COVID-19

    18:05, 14/04/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
2020 - một năm đầy biến động và tự hào của ngành Y tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO