3 nhiệm vụ cụ thể phát triển đô thị vùng Đông Nam Bộ

Diendandoanhnghiep.vn Vùng Đông Nam Bộ có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

>>> Đô thị thích ứng

Sáng 23/10, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Nghị quyết số 24-NQ/TW khẳng định: Vùng Đông Nam Bộ có vai trò, vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước. Đông Nam Bộ phải là vùng phát triển năng động, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục và đào tạo…

ộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai Nghị quyết số 24-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết: Bên cạnh các kết quả tích cực đạt được thời gian vừa qua, vùng Đông Nam Bộ hiện nay cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức làm hạn chế tiềm năng, thế mạnh và sự phát triển đô thị, đó là: Tốc độ tăng trưởng dân số cơ học nhanh, mật độ dân số đô thị lớn, tạo sức ép rất lớn cho hạ tầng kỹ thật và cho việc giải quyết các vấn đề về nhà ở, y tế, giáo dục và an sinh xã hội. Hạ tầng giao thông liên tỉnh (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa) chưa được đầu tư đồng bộ; Thách thức của biến đổi khí hậu ngày càng rõ, hiện tượng thời tiết cực đoan, đặc biệt là tình trạng ngập lụt do triều cường, xâm nhập mặn …

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ về phát triển đô thị Vùng Đông Nam Bộ theo Nghị quyết 24, Bộ Xây dựng xác định cần tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ cụ thể.

Thứ nhất: Về quy hoạch, định hướng phát triển hệ thống đô thị, phân vùng chức năng và tố chức các không gian kinh tế đô thị. Phát triển vùng với mô hình tập trung - đa cực, đảm bảo sự thống nhất, cân bằng trong phát triển vùng và thích ứng với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Phát huy vai trò của các vùng đô thị lớn, đô thị lớn, trục hành lang kinh tế, vùng kinh tế trọng điểm, hình thành các cực tăng trưởng quốc gia có tính cạnh tranh quốc tế, kết nối thuận lợi với các đô thị lớn trong khu vực và trên thế giới; phát triển bền vững về môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng.

Hạn chế mở rộng phát triển đô thị trên diện rộng, đặc biệt tại các khu vực chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Xây dựng và phát triển các cực tăng trưởng tại các đô thị trọng điểm tại các vùng có địa hình cao trên các trục hành lang kinh tế trọng điểm, các tuyến đường vành đai quan trọng và ở khu vực ngoại vi. Hình thành hệ thống hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại và các công trình hạ tầng cấp vùng; tập trung phát triển hệ thống giao thông đường bộ, mạng lưới đường sắt đô thị nội vùng nhằm tăng cường kết nối vùng đô thị trung tâm và các cực tăng trưởng.

Phát triển có trọng tâm, trọng điểm việc xây dựng hệ thống đô thị ven biển của vùng trở thành các trung tâm kinh tế trên địa bàn vùng, là các hạt nhân lan tỏa thúc đẩy phát triển kinh tế của cả vùng và các vùng lân cận. Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng đô thị, cấu trúc đô thị hài hòa với cảnh quan tự nhiên, ưu tiên hình thành các vùng không gian xanh. Sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế phát triển theo mô hình đô thị lan tỏa. Kiểm soát chặt chẽ quá trình đô thị hóa. Quan tâm định hướng, có giải pháp quản lý các khu vực đô thị hóa.

>>> Thủ tướng chủ trì hội nghị về vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Thứ hai: Về chính sách phát triển nhà ở, công trình xã hội. Cần đưa các chỉ tiêu về phát triển nhà ở, trong đó có chỉ tiêu bắt buộc về phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, hàng năm của các tỉnh trong Vùng; cần quy định Quy hoạch, bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân theo hướng khi lập, phê duyệt quy hoạch khu công nghiệp phải bố trí quỹ đất để làm nhà lưu trú, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng phục vụ người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đó. Coi nhà ở công nhân là một hạ tầng thiết yếu của các khu công nghiệp.

Điều này cũng đòi hỏi các địa phương phải bố trí nguồn lực và triển khai thực hiện có hiệu quả Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đổi mới phương thức, mô hình quản lý và phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho người lao động tại các khu công nghiệp.

3 nhiệm vụ cụ thể phát triển đô thị Vùng Đông Nam Bộ

Tập trung đầu tư nâng cao chất lượng đô thị, cấu trúc đô thị hài hòa với cảnh quan tự nhiên, ưu tiên hình thành các vùng không gian xanh

Thứ ba: Về đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng đô thị, phát triển đô thị thông minh, hiện đại, quản lý đô thị. Đến năm 2025 hoàn thiện các tiêu chuẩn đô thị về cơ sở hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng về y tế, giáo dục, đào tạo và công trình văn hoá cấp đô thị của các đô thị loại III trở lên.

Đến năm 2030, cơ bản giảm thiểu tình trạng ngập úng và ùn tắc giao thông; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ gắn với cải tạo, chỉnh trang đô thị; cải tạo chỉnh trang các khu dân cư ven kênh rạch gắn với tái định cư; hình thành mới các trục không gian cảnh quan kiến trúc đặc thù của đô thị; bảo tồn, tôn tạo khu vực công trình kiến trúc có giá trị; phát triển các không gian công cộng đô thị. Tăng cường quản lý phát triển đô thị. Tăng cường năng lực quản lý đô thị, tăng cường mô hình quản lý đô thị hợp lý, hiệu quả, ứng dụng công nghệ cao trong quản lý đô thị

Theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị, trong thời gian tới, thực hiện Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị, Bộ Xây dựng sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và các địa phương trong vùng để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai, đầu tư, quy hoạch, phát triển đô thị, kiến trúc, xây dựng, theo hướng bảo đảm kết hợp đồng bộ và hài hoà giữa cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị với phát triển các đô thị mới, bảo đảm kiến trúc đô thị hiện đại, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa đặc trưng được giữ gìn và phát huy.

Phát triển mạnh mẽ liên kết ngành, liên kết vùng và lợi thế kết nối đa chiều của các đô thị; chú trọng phát triển đô thị, bảo đảm chất lượng sống tại đô thị ở mức cao, đáp ứng cơ bản nhu cầu về nhà ở và hạ tầng xã hội cho dân cư đô thị.

Phát triển hệ thống đô thị bền vững theo mạng lưới, phân bổ hợp lý, bảo đảm đồng bộ, thống nhất, cân đối giữa các vùng, miền; phát triển các đô thị có chức năng tổng hợp với quy mô và dân số ở mức hợp lý theo hướng đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và dịch bệnh; bảo đảm tính kết nối cao giữa các đô thị trực thuộc Trung ương, đô thị trung tâm cấp quốc gia với đô thị vùng và khu vực nông thôn.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 3 nhiệm vụ cụ thể phát triển đô thị vùng Đông Nam Bộ tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714036141 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714036141 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10