Nghiên cứu mới nhất về ""Thái độ thanh toán của người tiêu dùng"" của Visa vừa công bố cho thấy Việt Nam đang trải qua giai đoạn tăng trưởng vượt bậc của các hình thức thanh toán kỹ thuật số.
>> Thống đốc NHNN: Tạo thuận lợi cho phát triển dịch vụ ngân hàng số, thanh toán số
Cụ thể, nghiên cứu cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong thói quen thanh toán. 65% người tiêu dùng Việt mang ít tiền mặt hơn trong ví và 32% cho biết họ sẽ ngưng sử dụng tiền mặt sau đại dịch. Cùng với đó là sự tăng trưởng đáng kể của thanh toán không tiền mặt. Trong đó, gần 76% người tiêu dùng hiện tại sử dụng ví điện tử và tỷ lệ người sử dụng thẻ còn cao hơn (82%).
“Sự tác động của đại dịch COVID-19 là không thể bỏ qua – cả trong ngắn hạn và dài hạn. Khi mà những tác động này dẫn đến những thay đổi lâu dài trong việc người tiêu dùng lựa chọn cách thức mua sắm và thanh toán. Thành công của các đơn vị chấp nhận thanh toán số và doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng cải tiến và chuyển đổi để thích ứng với những thay đổi trên,” bà Đặng Tuyết Dung, Giám đốc Visa Việt Nam và Lào, chia sẻ.
Theo nghiên cứu, kết quả ghi nhận mua sắm trực tuyến và các lựa chọn thay thế tiền mặt sẽ được duy trì sau đại dịch. 2/3 người dùng Việt đã thử trải nghiệm mua sắm trực tuyến trong suốt thời kỳ đại dịch và 1/2 người dùng lần đầu trải nghiệm mua hàng qua nền tảng mạng xã hội. 9/10 người tiêu dùng hiện đang sử dụng dịch vụ giao hàng tận nhà và hầu như tất cả đều sử dụng dịch vụ này thường xuyên hơn so với giai đoạn trước đại dịch.
Đáng chú ý, chi tiêu cho du lịch giảm do người tiêu dùng huỷ hoặc hoãn chuyến đi, tương tự với các hoạt động ăn uống và giải trí bên ngoài. Sau đại dịch, những người được khảo sát thể hiện sự quan tâm cao nhất với việc chi tiêu cho du lịch, đặc biệt là chuyến đi trong nước (25%). Triển vọng du lịch của người Việt Nam hiện đang gia tăng rất lớn bởi mong muốn được đoàn tụ với gia đình và gặp gỡ bạn bè sau khoảng thời gian dài xa cách và nhu cầu tái kết nối du lịch, cao hơn nhiều hơn so với các tình huống du lịch thiết yếu và sự khát khao khám phá những điểm đến. Đây là cơ hội để du lịch Việt Nam phục hồi mạnh mẽ kể cả du lịch inbound và outbound.
Tuy nhiên, một ghi nhận cho thấy ngay trong mùa cao điểm của du lịch hiện tại, du lịch nội địa mới là mảng khởi sắc hơn hết. Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, khi Việt Nam công bố mở cửa du lịch ngày 15/3 đã khẳng định "du lịch nội địa không còn rào cản nào"". Đà cất cánh từ mặt đất của du lịch nội địa theo đó hiện đang được sự cộng hưởng - hỗ trợ lẫn hưởng lợi giữa các bên, với cả thanh toán kỹ thuật số (bao gồm các tổ chức trung gian thanh toán) và cả hàng không.
Theo tính toán của Visa qua lượng người tham gia khảo sát, do tác động của đại dịch COVID-19, có đến hơn 80% người tiêu dùng hiện nay đang sử dụng thẻ, thanh toán qua mã QR và ví điện tử ít nhất một lần một tuần. Trong khi đó, 1/2 số người dùng Việt đã bắt đầu sử dụng thẻ thường xuyên hơn, trong khi 64% và 63% người dùng đã tăng cường sử dụng thanh toán không tiếp xúc qua điện thoại di động và ví điện tử. Tính thuận tiện luôn là tiêu chí hàng đầu trong sự ưa thích của người tiêu dùng đối với các phương thức thanh toán kỹ thuật số, theo sau đó là an toàn tránh lây nhiễm và bảo mật giao dịch.
“Sự đổi mới sáng tạo thúc đẩy chúng tôi xây dựng tương lai của việc lưu chuyển tiền tệ và Visa tự hào dẫn đầu xu hướng thanh toán tại Việt Nam thông qua những sản phẩm và dịch vụ tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao và bảo mật vượt trội. Chúng tôi hy vọng những thông tin của Nghiên cứu mới nhất về Thái độ thanh toán của người tiêu dùng của Visa sẽ hỗ trợ các đối tác trong việc xây dựng chiến lược ưu tiên kỹ thuật số để thành công trong thời đại luôn liên tục thay đổi này", bà Đặng Tuyết Dung chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Thống đốc NHNN: Tạo thuận lợi cho phát triển dịch vụ ngân hàng số, thanh toán số
11:04, 19/11/2021
OCB phối hợp thu Ngân sách Nhà nước và thanh toán song phương điện tử với Kho Bạc Nhà nước
04:50, 03/03/2022
Người trẻ sẽ quyết định tương lai thanh toán số
13:27, 30/04/2021
Thanh toán số của Việt Nam sẽ tăng 400% vào năm 2025
15:27, 12/05/2020