Mỗi khi em có suy nghĩ tiêu cực, em giữ im lặng để tránh ảnh hưởng đến đội ngũ, như vậy là nên hay không nên?
Khi cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực đang ngự trị thì ta sẽ kém minh mẫn và sáng suốt. Im lặng giúp cho cảm xúc dần dần lắng xuống. Khi ta bình tâm trở lại, sự thông minh, sáng suốt sẽ trở lại, và ta lại có khả năng trao đổi và giải quyết vấn đề. Khi đó, ta mới lên tiếng. Đây là một quyết định khôn ngoan đến từ việc biết quan sát bản thân. Nhưng đây mới chỉ là cấp độ 1, cấp độ kìm nén, cấp độ thấp nhất của nhận thức bản thân.
Có thể bạn quan tâm
11:40, 01/01/2020
00:23, 27/12/2019
13:00, 14/12/2019
10:00, 23/11/2019
Cấp độ 2 là nhà lãnh đạo thành thật. Nhà lãnh đạo thú nhận với đội ngũ rằng mình đang có một cảm xúc tiêu cực và đề nghị đội ngũ giúp đỡ. Vì anh ấy nói ra, nên đội ngũ trở nên thấu hiểu nhau hơn, từ đó có những giải pháp phù hợp hơn. Vì anh ấy nói ra, nên cơn cảm xúc nhanh chóng được giải toả thay vì bị kìm nén quá lâu. Phải là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ thì mới có thể thành thật, mới có thể nói về điểm yếu của mình một cách dễ dàng trước đội ngũ.
Cấp độ 3 là nhà lãnh đạo tỉnh thức. Nhà lãnh đạo ở cấp độ này luôn chủ động chọn được sự bình an và tĩnh lặng của mình bất chấp ngoại cảnh. Ở cấp độ này, người ta hiểu được những suy nghĩ tiêu cực của mình là sai lầm, người ta không bị cuốn theo suy nghĩ ấy nữa, người ta trở thành người quan sát suy nghĩ. Ở cấp độ này, cảm xúc tiêu cực thậm chí còn không xuất hiện.
Cấp độ 4 là nhà lãnh đạo chuyển hoá. Người lãnh đạo hướng dẫn, truyền đạt cho đội ngũ phương pháp, cách thức để họ cũng có thể làm giống như anh ta: luôn chọn sự bình an, tĩnh lặng thay vì bị những cơn cảm xúc cuốn đi. Đến lúc này thì mọi thành viên đều có thể làm được. Đội ngũ lúc này trở thành đội ngũ sáng suốt nhất, mạnh mẽ nhất.