5 bước tuyển dụng giúp các doanh nghiệp trở nên vượt trội

Theo Tuổi trẻ 13/05/2020 16:29

Khi tuyển dụng, doanh nghiệp nào cũng mong muốn tìm được ứng viên tiềm năng, sở hữu đầy đủ kiến thức và kỹ năng phù hợp với công việc nhằm giúp công ty phát triển.

Để tìm được ứng viên thích hợp, việc sở hữu một quy trình tuyển dụng (a company recruitment process) đúng chuẩn và chuyên nghiệp là vô cùng cần thiết. Trong khi giai đoạn phỏng vấn có vẻ là thời điểm quyết định để doanh nghiệp ra quyết định đúng đắn, thì các khâu tìm kiếm và chọn lọc trước phỏng vấn là không thể thiếu trong việc lựa chọn các yếu tố tiềm năng. Cùng tìm hiểu 5 bước trong quy trình tuyển dụng giúp các doanh nghiệp vượt trội.

5 bước quan trọng trong quy trình tuyển dụng

Tuyển dụng thành công phụ thuộc vào mức độ chuẩn bị và công khai quảng cáo việc làm, cũng như mức độ sàng lọc ứng viên của doanh nghiệp. Bằng cách đó, khi vào vòng phỏng vấn, doanh nghiệp gặp được những ứng viên tiêu chuẩn và phù hợp nhất với những gì doanh nghiệp đang tìm kiếm. Dưới đây là kế hoạch tuyển dụng gồm 5 bước doanh nghiệp có thể thực hiện để cải thiện cơ hội tìm được ứng viên phù hợp.

Bước 1: Chuẩn bị bản mô tả công việc hiệu quả

Chuẩn bị bản mô tả công việc cụ thể và đầy đủ thông tin là bước đầu tiên để thu hút các ứng viên phù hợp cho doanh nghiệp. Các yêu cầu, nhiệm vụ, điều kiện làm việc và lợi thế của vị trí mô tả càng rõ ràng, doanh nghiệp sẽ càng ít lãng phí thời gian kiểm tra và từ chối các đơn ứng tuyển không phù hợp. Bảng mô tả công việc hiệu quả cần bao gồm những điều sau đây:

  • Thông tin doanh nghiệp: Một vài dòng giải thích về doanh nghiệp và lý do tại sao ứng viên nên ứng tuyển vào môi trường doanh nghiệp (ví dụ: giá trị thương hiệu, lương thưởng hấp dẫn…)
  • Mô tả công việc: thông tin này giúp ứng viên biết những nhiệm vụ quan trọng nhất họ sẽ đảm nhận sau khi ứng tuyển thành công.
  • Trình độ chuyên môn: liệt kê các kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm quan trọng nhất ứng viên cần có theo thứ tự ưu tiên.
  • Cách thức ứng tuyển: (ví dụ: sơ yếu lý lịch, tài liệu tham khảo, các tài liệu liên quan khác) và ứng viên có thể nộp đơn trực tiếp hoặc qua thư, fax hoặc email. Nếu bạn không muốn gọi điện thoại, hãy làm rõ điều đó. Đừng quên đưa ra thời hạn tuyển dụng.

Bước 2: Sử dụng đúng công cụ tuyển dụng

Sau khi đã hoàn thành bản mô tả công việc cụ thể, bước tiếp theo doanh nghiệp cần làm chính là tìm cách để đưa thông tin tuyển dụng đến đối tượng đang tìm kiếm việc làm. Hai yếu tố quyết định sự lựa chọn kênh truyền thông tuyển dụng của doanh nghiệp chính là ngân sách và loại ứng viên bạn đang tìm kiếm.

Việc lựa chọn kênh tuyển dụng đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi kết quả và nhờ đó doanh nghiệp hiểu được đâu mới là công cụ tuyển dụng phù hợp nhất. Một số công cụ doanh nghiệp có thể sử dụng để thu hút ứng viên ngày nay:

  • Cổng thông tin việc làm trực tuyến (Job Portal: Sử dụng Cổng thông tin việc làm là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất để tiếp cận người tìm việc. Tuy nhiên, do số lượng công việc có sẵn trên các trang web này rất cao, điều quan trọng doanh nghiệp cần làm chính là quảng bá vị trí tuyển dụng nổi bật so với các doanh nghiệp khác. Bảng công việc trực tuyến phổ biến hiện nay như: Vietnamworks, Navigos Search (dành cho tuyển dụng cấp cao)....
  • Mạng xã hội như LinkedIn đã trở thành công cụ hữu hiệu cho các nhà tuyển dụng. Các trang web này không chỉ cho phép doanh nghiệp đăng quảng cáo việc làm trên tài khoản của mình mà còn có thể sử dụng để xác định và tuyển dụng các ứng viên sở hữu các kỹ năng cụ thể.
  • Các công ty tuyển dụng: Thuê ngoài các công ty tuyển dụng có thể tốn kém nhưng giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều thời gian bằng cách xử lý thông tin ứng tuyển, sàng lọc và phỏng vấn vòng loại. Các công ty tuyển dụng chỉ gửi cho doanh nghiệp các ứng viên đáp ứng đủ yêu cầu.
  • Trang web doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trực tuyến mạnh mẽ và nhận đủ lưu lượng truy cập, trang web của doanh nghiệp có thể hoạt động như một công cụ tuyển dụng. Hãy tạo một phần nghề nghiệp hoặc đăng vị trí tuyển dụng trên trang chủ.

Bước 3: Sàng lọc ứng viên

Sau khi nhận được sơ yếu lý lịch và chọn được các ứng viên tiêu biểu. Bước tiếp theo là thực hiện sàng lọc ban đầu các ứng viên. Càng cẩn thận trong giai đoạn này, doanh nghiệp càng mất ít thời gian ở giai đoạn phỏng vấn.

Bước 4: Phỏng vấn những ứng viên phù hợp nhất

Phỏng vấn là cơ hội xác định rõ trình độ chuyên môn, mức độ phù hợp của công việc với mong đợi ứng viên và liệu ứng viên có phù hợp với văn hóa công ty hay không. Có hai loại câu hỏi phỏng vấn thường được sử dụng:

  • Câu hỏi hành vi: Những loại câu hỏi này giúp dự đoán hành vi trong tương lai bằng cách hỏi về hành vi trong quá khứ. Giúp doanh nghiệp đánh giá sự tự tin, sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề của người đó.
  • Câu hỏi tình huống: Những loại câu hỏi này đưa ra cho ứng viên những tình huống tiềm năng mà họ có thể gặp phải trong công việc. Điều này có thể giúp bạn đánh giá kiến thức, kỹ năng và phương pháp làm việc của người đó. Những câu hỏi này thường bắt đầu với: Bạn sẽ làm gì nếu ...? hoặc, Làm thế nào bạn sẽ X ...?

Bước 5: Ra quyết định

Người đứng đầu trong doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định đúng đắn cho vị trí tuyển dụng. Chính vì thế, hãy tham khảo các lãnh đạo trong công ty sau khi có được những đánh giá và nhận định phù hợp. Nếu cần thiết hãy cho ứng viên một vài ngày để quyết định. Sau khi ứng viên xác nhận, đừng quên gửi mail đề nghị công việc và những gì ứng viên cần chuẩn bị để nhận việc.

Lời kết

Qua những thông tin trên, một nhà tuyển dụng cần phải trả lời được các câu hỏi như: phương pháp tuyển dụng phù hợp nhất với doanh nghiệp là gì, liệu quy trình tuyển dụng hiện tại trong tổ chức có hiệu quả hay không, những câu hỏi nào cần đưa ra trong phỏng vấn nhằm tìm được ứng viên tốt nhất...

Sở hữu một quy trình tuyển dụng (a company recruitment process) phù hợp và chặt chẽ sẽ giúp doanh nghiệp tìm được ứng viên phù hợp nhất trong mọi vị trí.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
5 bước tuyển dụng giúp các doanh nghiệp trở nên vượt trội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO