5 định hướng cơ cấu lại nền kinh tế trong thời kỳ tới

Diendandoanhnghiep.vn Mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế là tạo ra mô hình tăng trưởng mới, mà bản chất là thực hiện phân bổ lại các nguồn lực phát triển vào những lĩnh vực và vùng có khả năng đem lại sự phát triển nhanh.

>>Cơ cấu lại nền kinh tế 2021-2025: Phát triển thị trường lao động trong tình hình mới

Từ tình hình thực tế phải tính đến yếu tố dịch bệnh COVID-19, để cơ cấu lại nền kinh tế cần phải kết hợp đồng thời với các giải pháp phục hồi kinh tế trong ngắn hạn. Vì thế, rõ ràng là cần phải có cách tiếp cận tổng thể, tổng lực, đồng bộ, đồng thời xem xét cả 3 vấn đề kinh tế, xã hội và y tế cùng lúc. Xét ở góc độ này có thể xem COVID-19 là một cuộc đại khủng hoảng quy mô toàn cầu chưa có tiền lệ trong lịch sử thế giới đương đại. Đây không phải chỉ là khủng hoảng kinh tế thông thường mà là khủng hoảng liên quan trực tiếp đến sinh mệnh của con người. Khủng hoảng sựu sống trước khủng hoảng kinh tế. Do đó, những kinh nghiệm về giải pháp chống suy thoái kinh tế thông thường lâu nay vẫn áp dụng có thể không đủ. Nguyên tắc chung của giải pháp là:

Ưu tiên cứu người trước. Nhiều khoản chi không tính lỗ - lãi thông thường được. Các cuộc khủng hoảng kinh tế thông thường hoàn toàn không phải tính tới yếu tố này!

Kết hợp chống dịch với phát triển kinh tế hay “sống chung thích ứng an toàn với virus”. Trạng thái bình thường mới hàm nghĩa phát triển kinh tế nhưng không lúc nào được ngơi nhiệm vụ chống dịch và sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh bùng phát trở lại. Khi dịch trở lại, lại phải lo “ưu tiên cứu người trước”. Các cuộc khủng hoảng kinh tế thông thường cũng không phải tính tới yếu tố này mà chỉ lo phục hồi kinh tế, không phải lo dịch quay trở lại.

Ngoài ra, do tác động của dịch COVID-19, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế trong thời gian sắp tới phải tính đến 2 vấn đề lớn, chung cho kinh tế toàn cầu, đó là:

Sự đứt gãy các chuỗi cung ứng và dòng chảy các nguồn lực không dễ khắc phục ngay trong thời gian ngắn. Vì vậy, trước mắt cũng cần nguồn lực để phục hồi trở lại các hoạt động kinh tế.

Nguy cơ thiếu hụt nguồn cung về nhiều loại sản phẩm hàng hóa toàn cầu sẽ dẫn đến tình trạng tăng giá một số mặt hàng chiến lược. Mặt khác, đứt gãy thị trường làm cho có hàng không bán được dẫn đến sản xuất đình trệ. Do đó, một số nội dung định hướng cơ cấu lại nền kinh tế với phương châm “biến nguy thành cơ” trong bối cảnh có dịch bệnh của thời gian tới như sau:

Một là, sử dụng đầu tư công như một công cụ mạnh để phục hồi kinh tế ngay trong điều kiện có dịch kết hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế theo cả hai hướng chọn ngành/lĩnh vực và chọn vùng/không gian phát triển. Mấy năm gần đây, ngay cả khi chưa có dịch bệnh, mức đầu tư công và việc bố trí lại cơ cấu đầu tư công chưa đạt được mức kế hoạch đề ra.

sử dụng đầu tư công như một công cụ mạnh để phục hồi kinh tế.

Sử dụng đầu tư công như một công cụ mạnh để phục hồi kinh tế.

Tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư xã hội theo xu hướng chung có thể nhỏ đi nhưng vẫn có khả năng tập trung cao cho những dự án có ý nghĩa then chốt và có vai trò dẫn dắt, định hướng ngành và vùng không gian phát triển to lớn. Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, cần phải tăng mức đầu tư công để hỗ trợ phục hồi kinh tế và định hướng cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phân bổ nguồn vốn này tập trung cho các ngành nghề và khu vực địa lý hợp lý hơn.

Hai là, tập trung cao hơn cho việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến lược đồng bộ, hiện đại, nhất là về giao thông, hạ tầng số, năng lượng và thủy lợi. Đêỷ nhanh tiến độ xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm gồm đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ; sân bay Long Thành, đường sắt nối ra cảng quốc tế Đình Vũ – Lạch Huyện (Hải Phòng)…

Ba là, quyết liệt chuyển sang nền kinh tế số, tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại và đổi mới sáng tạo. Về điểm này, có thể coi đại dịch COVID-19 là cơ hội vàng cho ứng dụng công nghệ thông tin. Một trong những nhu cầu bức thiết đối với mọi lĩnh vực hiện nay là có được nền tảng công nghệ và dữ liệu dùng chung. Sự thành công trong chuyển đổi số sẽ khởi đầu cho việc hình thành một mô hình tăng trưởng mới, hiện đại với kinh tế số, xã hội số và Chính phủ số đạt đến cái đích của nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế hiện nay.

Bốn là, kết hợp thật tốt giữa công nghiệp hóa, hiện đại hóa với đô thị hóa; phát triển đô thị, kinh tế đô thị, lấy đô thị làm động lực phát triển vùng. Đây là một trong những tư tưởng mới trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Và thực tế cũng là một trong những bài học trực tiếp rút ra được từ đại dịch COVID-19, là việc phát triển các khu công nghiệp gắn liền với các khu đô thị, khu dân cư và phân bổ không gian phát triển hợp lý với phương châm “an cư lạc nghiệp”, phát triển vì con người.

Năm là, thực hiện thật hiệu quả đột phá phát triển nhân lực, yếu tố có ý nghĩa quyết định nhất đối với thành công của cơ cấu lại nền kinh tế, hình thành mô hình tăng trưởng kinh tế mới.

* Tham luận tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 5 định hướng cơ cấu lại nền kinh tế trong thời kỳ tới tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714085938 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714085938 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10