Cơ cấu lại nền kinh tế 2021-2025: Phát triển thị trường lao động trong tình hình mới

Diendandoanhnghiep.vn Theo Tổng cục trưởng Cục Giáo dục nghề nghiệp, nếu chúng ta tập trung đúng mức vào trụ cột nâng cao kỹ năng lao động và đổi mới công nghệ, thì lò xo năng suất lao động sẽ kích hoạt và bung ra.

>> TIN NÓNG CHÍNH PHỦ: Chính phủ ban hành chương trình hành động cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025

Trường Cao đẳng Nghề công nghệ cao Hà Nội chủ động liên kết với doanh nghiệp để đào tạo nghề cho người lao động theo sát nhu cầu của thị trường. Trong ảnh: Hướng dẫn sinh viên thực hành nghề công nghệ ô tô.

Trường Cao đẳng Nghề công nghệ cao Hà Nội chủ động liên kết với doanh nghiệp để đào tạo nghề cho người lao động theo sát nhu cầu của thị trường. Trong ảnh: Hướng dẫn sinh viên thực hành nghề công nghệ ô tô. (Ảnh: Hanoimoi).

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký Nghị quyết số 54/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021 – 2025. Nghị quyết nêu rõ những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu.  

Một trong ba nhiệm vụ và giải pháp được Chính phủ đưa ra là phát triển các loại thị trường, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực.

Trong đó, để phát triển thị trường lao động, Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương nghiên cứu hoàn thiện khung pháp luật về phát triển thị trường lao động, nghiên cứu xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm trình Chính phủ và Quốc hội xem xét theo hướng phù hợp với các hình thái việc làm mới, quan hệ lao động mới trong kỷ nguyên kỹ thuật số, kinh tế số, kinh tế chia sẻ.

Phát biểu tại Diễn đàn “Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021-2025: Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức vào tháng 12/2021, TS. Trương Anh Dũng - Tổng cục trưởng, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, hiện nay, nhu cầu lao động có kĩ năng sẽ tăng cao trong khi nhu cầu đối với người lao động ít được đào tạo và kỹ năng thấp thì giảm. Thị trường lao động việc làm sẽ phân hóa theo hai nhóm đó là: kỹ năng thấp lương thấp và kỹ năng cao lương cao.

Một số tổ chức quốc tế và tổ chức OECD cũng đưa ra nhận định, kỹ năng lao động, người lao động có kĩ năng, được coi là một đơn vị tiền tệ mới trong thị trường lao động toàn cầu. Vì trong thế kỷ 21, nó không chỉ mang lại năng lực cạnh tranh tốt hơn, năng suất lao động tốt hơn, mà còn mang tới cuộc sống tốt đẹp hơn.

Việt Nam đang có lợi thế cơ cấu dân số vàng 55 triệu lao động, nhưng điểm nghẽn chính là chất lượng nguồn nhân lực vì tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ mới đạt 24,5%, chỉ số kĩ năng có tăng những năm gần đây, nhưng vẫn ở mức rất thấp, có khoảng cách rất xa so với các nước Đông Bắc Á và ASEAN. Tỷ lệ người lao động được đào tạo trình độ đại học trở lên, nhưng làm vị trí công việc chỉ trình độ cao đẳng trở xuống lại có khoảng cách tăng lên qua các năm. Trong 10 năm qua, tỷ lệ này đã tăng 12% năm 2012 và đến nay đã tăng lên 25%, đây là nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp, dù tăng trưởng kinh tế khá cao trong hơn hai thập kỷ qua.

“Chúng tôi muốn nhấn mạnh là, chúng ta sẽ hết cơ hội để tranh thủ thời cơ dân số vàng nếu không tăng tốc phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng”, ông Dũng nói.

>> Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025

fd

Diễn đàn “Tái cấu trúc nền kinh tế giai đoạn 2021-2025: Những vấn đề đặt ra với doanh nghiệp” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức vào tháng 12/2021.

Ngoài ra, dịch bệnh đã gây ra sức ép hết sức nặng nề về mọi mặt cho nền kinh tế và cho thị trường lao động.

Trong bối cảnh như vậy, nhu cầu tuyển dụng lao động trở lại tăng rất cao, trong cơ cấu thì nhu cầu tuyển dụng lao động có trình độ đại học trở lên chiếm 21%, trình độ đào tạo nghề là 66% và 13% là chưa qua đào tạo.

Trương Anh Dũng cho biết thêm, hiện nay 80% doanh nghiệp đã chủ động đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực lao động, đây là một điểm đáng mừng và doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến việc liên kết với các cơ sở giáo dục bên ngoài để đào tạo nâng cao kỹ năng, tuy nhiên vẫn còn chậm trễ.

Theo Tổng cục trưởng, việc tái cấu trúc nền kinh tế của chúng ta gắn liền với phục hồi và phát triển bền vững, do vậy bên cạnh việc thúc đẩy tiến độ bao phủ vaccine để khôi phục lại các hoạt động sản xuất kinh doanh, thì cần tập trung vào các trụ cột quan trọng của phục hồi kinh tế đó là: Đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn; Triển khai các chương trình đầu tư quy mô lớn, có tác động lan tỏa; Nâng cao chất lượng thể chế chính sách, môi trường đầu tư; Hỗ trợ phát triển thị trường lao động; và Đẩy nhanh đào tạo nhân lực có kỹ năng nghề.

“Nếu chúng ta tập trung đúng mức vào trụ cột nâng cao kỹ năng lao động và đổi mới công nghệ, thì chúng tôi cho rằng lò xo năng suất lao động sẽ kích hoạt, sẽ bung ra. Trong trạng thái bình thường mới, chính kỹ năng lao động sẽ giúp các doanh nghiệp các ngành công nghiệp mới, năng suất lao động cao sẽ phục hồi và phát triển mạnh mẽ, qua đó sẽ giúp nền kinh tế không những thoát khỏi suy thoái mà còn đồng thời được tái cấu trúc theo hướng hiệu quả hơn, đi vào tăng trưởng theo chiều sâu bền vững và bắt kịp với xu thế tiến bộ của thế giới”, Tổng cục trưởng khẳng định.

Trong việc đẩy nhanh đào tạo có nhiều giải pháp, nhưng TS. Trương Anh Dũng muốn nhấn mạnh đến các vấn đề hết sức quan trọng và cũng là cái khâu yếu của Việt Nam đó là: Thứ nhất, chất lượng dự báo cung cầu lao động, đây là khâu chúng ta chưa làm tốt dẫn đến tổ chức đào tạo cung ứng lao động chưa được hiệu quả cao.

Thứ hai, cần tái cấu trúc lại hệ thống đào tạo thông qua xây dựng chiến lược và quy hoạch đào tạo mới về quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ và chất lượng.

Thứ ba, là phát triển nội dung chương trình đào tạo phù hợp.

Thứ tư, là đẩy nhanh đào tạo đào tạo lại cho người lao động.

Thứ năm, là chuyển đổi số thay đổi phương thức đào tạo.

Thứ sáu, là hợp tác công tư gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động.

Thứ bảy, là hỗ trợ thu hút doanh nghiệp tham gia giáo dục nghề nghiệp.

Về phía doanh nghiệp, trước mắt cần tập trung cập nhật các thông tin, thay đổi nhận thức về chuẩn bị nguồn nhân lực cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế cả đất nước, cũng như tái cơ cấu của doanh nghiệp. Sau đó nắm bắt cơ hội hành động mau lẹ, để tranh thủ các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Cơ cấu lại nền kinh tế 2021-2025: Phát triển thị trường lao động trong tình hình mới tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713583208 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713583208 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10