5 giải pháp phát triển bền vững và xanh hóa ngành dệt may Việt Nam

ĐÌNH ĐẠI 17/09/2023 01:30

Theo ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch VITAS, ngành dệt may Việt Nam hiện đang đối diện với 2 thách thức lớn đó là việc sử dụng các sản phảm tái chế và các tiêu chuẩn về phát triển bền vững và xanh hóa.

>>>Ngành dệt may trên đà hồi phục?

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho biết, ngành dệt may Việt Nam đứng trước những thách thức của năm 2023, khi nhu cầu thị trường toàn cầu giảm mạnh. Trong đó, châu Âu là một trong những thị trường giảm sâu nhất. Trong 7 tháng đầu năm 2023, dệt may Việt Nam xuất khẩu vào châu Âu đạt 2,232 tỷ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2022. Riêng trong tháng 8, toàn ngành dệt may xuất khẩu vào châu Âu đạt 330 triệu USD, giảm 17% so với tháng 8/2022 và khả năng trong tháng 9 này sẽ giảm sâu hơn.

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - Ảnh: Đình Đại.

Ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - Ảnh: Đình Đại.

Hiện có 27 mặt hàng trong ngành dệt may của Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Ngành dệt may Việt Nam có 5 thị trường xuất khẩu lớn, trong đó, lớn nhất là thị trường Mỹ với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 44-46% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Tiếp đến là châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.

Về phát triển bền vững và xanh hóa để phù hợp với yêu cầu của các nhãn hàng, Chủ tịch VITAS cho biết, hiện ngành dệt may Việt Nam đang đối diện với 2 thách thức lớn. Đó là, các hiệp định thương mại CPTTP hay EVFTA với EU, phía EU đã đưa ra quan điểm về việc sử dụng các sản phẩm tái chế, những nhà mua hàng đòi hỏi các nhà sản xuất của Việt Nam phải đáp ứng được yêu cầu về các sản phẩm tái chế. Do đó, các doanh nghiệp trong ngành sợi bắt đầu phải thay đổi các thiết bị, công nghệ kéo sợi và sử dụng một số sản phẩm từ bông, sợi Polyester, sợi Nylon và pha trộn với sợi tái chế.

Thách thức thứ hai là liên quan đến các tiêu chuẩn về phát triển bền vững và xanh hóa, trong đó, có các tiêu chuẩn về lao động, về minh bạch. Đây là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bởi liên quan đến tài chính cho đầu tư hạ tầng để đạt các chuẩn mực cho đánh giá, tài chính để đầu tư vào những vấn đề xanh, môi trường, giảm khí thải, chuyển đổi nồi hơi đốt bằng than đá, bằng củi sang nồi hơi đốt bằng điện.

Từ những thách thức trên, Chủ tịch VITAS Vũ Đức Giang đưa ra 5 giải pháp giúp phát triển bền vững và xanh hóa ngành dệt may Việt Nam:

Một là, VITAS đã và sẽ tổ chức các hội thảo chuyên đề có các chuyên gia nước ngoài, các nhãn hàng cùng tham gia, để đưa về các luận điểm trong việc mua hàng của các nhãn hàng lớn. Đây là một kênh thông tin để giúp các doanh nghiệp tiếp cận và chủ động trong vấn đề thích ứng, nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của các nhãn hàng.

Hai là, các doanh nghiệp ngành dệt may phải đầu tư vào hạ tầng cơ sở, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của việc đánh giá, tổ chức đánh giá của bên thứ 3 mà các nhãn hàng thuê. Trong đó, về môi trường an toàn, xanh sạch và đặc biệt là chuyển đổi sang nồi hơi đốt bằng điện, hệ thống môi trường làm việc trong nhà máy của các doanh nghiệp. Đầu tư công nghệ tự động hóa, sử dụng robot cho một số công đoạn sản xuất. Đầu tư vào hệ thống phần mềm để đảm bảo tính minh bạch trong vấn đề phát triển doanh nghiệp và chứng minh cho các nhãn hàng thấy được sự minh bạch.

Ba là, đi đôi với sự phát triển phải gắn với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động và chứng minh sự minh bạch trong sử dụng lao động. Đây là một yếu tố tích cực trong các giải pháp của doanh nghiệp.

Bốn là, đào tạo nguồn nhân lực để thích ứng được đòi hòi trong hội nhập với thế giới. Đặc biệt, là các điều khoản trong các Hiệp định thương mai và những cam kết của Chính phủ Việt Nam đối với các nước trong vần đề xuất khẩu. Tính an toàn về sản phẩm, tính minh bạch về sản phẩm và xuất xứ của sản phẩm.

Năm là, giải pháp trong liên kết chuỗi. Đây là giải pháp cho chiến lược phát triển bền vững. Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam hiện đã đầu tư hệ thống điện mặt trời áp mái. Đồng thời, đầu tư hệ thống thu gom nước mưa đưa vào hệ thống lọc để sử dụng, qua đó, giúp tiết kiệm nguồn nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Nam Định: Sẵn sàng thu hút các dự án ngành dệt may

    Nam Định: Sẵn sàng thu hút các dự án ngành dệt may

    12:26, 12/09/2023

  • Cổ phiếu ngành dệt may đã thực sự phục hồi?

    Cổ phiếu ngành dệt may đã thực sự phục hồi?

    05:30, 21/08/2023

  • Ngành dệt may trên đà hồi phục?

    Ngành dệt may trên đà hồi phục?

    04:30, 19/08/2023

  • Sáng kiến bền vững thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam

    Sáng kiến bền vững thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam

    01:00, 10/08/2023

  • Doanh nghiệp ngành dệt may vẫn chưa qua “cơn bĩ cực”

    Doanh nghiệp ngành dệt may vẫn chưa qua “cơn bĩ cực”

    04:30, 06/08/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
5 giải pháp phát triển bền vững và xanh hóa ngành dệt may Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO