5 trụ cột phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ

Diendandoanhnghiep.vn Để phát huy tiềm năng lợi thế, bà Nguyễn Thị Hoàng Điệp, Viện Chiến lược phát triển-Bộ kế hoạch và Đầu tư đã đề xuất 5 trụ cột phát triển vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ.

Diễn đàn "Doanh nghiệp trong định hướng phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ" do Báo Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 20/12 tại Hải Phòng.

Bà Nguyễn Thị Hoàng Điệp, Viện Chiến lược phát triển-Bộ kế hoạch và Đầu tư

Bà Nguyễn Thị Hoàng Điệp, Viện Chiến lược phát triển-Bộ kế hoạch và Đầu tư

Phát biểu tại Diễn đàn, bà Điệp cho biết, giai đoạn 2016-2018 vùng KTTĐ Bắc Bộ tăng trưởng với tốc độ nhanh đạt 9,08%, là vùng có tốc độ tăng trưởng cao nhất so với 4 vùng KTTĐ và qui mô kinh tế luôn giữ tỷ trọng cao. So với mục tiêu Quốc hội khóa 14 đề ra: vượt mục tiêu quy hoạch.

Năm 2018 chiếm 4,7% diện tích và 17% dân số cả nước, vùng KTTĐ Bắc Bộ có 375 km bờ biển, có vị trí trọng yếu về kinh tế - chính trị - văn hóa của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; GRDP bình quân đầu người tăng từ 4.164 USD năm 2016 lên 4.813 USD năm 2018, gấp 1,86 lần so với mức trung bình cả nước và đứng thứ hai sau vùng KTTĐ phía Nam.

Diễn đàn

Chưa khai thác hết tiềm năng

Tuy nhiên, trên thực tế, bà Điệp cho rằng: Lợi thế của Vùng chưa phát huy hết tiềm năng nhằm tạo ra những động lực tăng trưởng mới và chưa đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

“Với ngành dịch vụ là ngành mũi nhọn và đóng góp lớn vào kinh tế của Vùng KTTĐ Bắc Bộ nhưng chất lượng tăng trưởng ngành chưa bền vững: Tốc độ tăng trưởng và đóng góp của ngành có xu hướng giảm trong giai đoạn qua, đặc biệt của các ngành có giá trị gia tăng lớn (Năm 2016, tăng trưởng 9,05%, năm 2017 giảm còn 7,4%, năm 2018 tăng lên 7,54%).

Khu vực công nghiệp chủ yếu phát triển theo chiều rộng, đóng góp của khoa học kỹ thuật, năng suất, các yếu tố tổng hợp còn hạn chế; Phát triển công nghiệp chưa đồng đều, phần lớn tập trung chủ yếu tại Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh và mới dừng lại ở gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng chưa cao”, bà Điệp nói.

Thu hút đầu tư các dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn hạn chế. Chất lượng nguồn nhân lực đã được cải thiện nhưng vẫn còn chậm trước thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Quy hoạch không gian phát triển Vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 198/QĐ-TTg nhưng hình thành thụ động, chưa rõ nét theo định hướng; quy hoạch các khu đô thị, trung tâm thương mại, khu du lịch nghỉ dưỡng thường phải điều chỉnh cục bộ theo xu thế phát triển.

Việc gắn kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, chưa có tính chất lan tỏa tích cực; phần lớn các dự án FDI thường tập trung vào các lĩnh vực, các ngành có nhiều ưu đãi, nhân công giá rẻ.

Thể chế cho phát triển kinh tế các tỉnh và phát triển toàn vùng còn thiếu, chưa đồng bộ, đặc biệt là thể chế phân cấp, quản lý kinh tế, thể chế liên kết vùng.

Thu ngân sách chưa bền vững, phụ thuộc vào nguồn thu của một số dự án FDI quy mô lớn; còn nhiều bất cập trong việc định giá đất, ảnh hưởng đến nguồn thu của nhà nước và lợi ích người dân.

Năng lực quản trị Nhà nước, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở nhiều địa phương chưa đáp ứng yêu cầu phát triển cũng như trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Ngoài ra, còn có các thách thức khác cần phải quan tâm giải quyết như quản lý tài nguyên, ô nhiễm môi trường và kiểm soát các lưu vực sông chưa hiệu quả…

Thế mạnh kinh tế biển và tiềm năng phát triển du lịch và cửa ngõ ra biển của các hành lang kinh tế chưa được khai thác tốt.

Công tác điều phối vùng vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc, từ quy hoạch, kế hoạch đến cơ chế, chính sách (thiếu đột phá) và tổ chức thực hiện.

Chênh lệch về trình độ phát triển và mức sống dân cư của các địa phương trong vùng còn khá lớn đặc biệt giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn mặc dù vùng có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước. Kết cấu hạ tầng vùng và liên vùng đối với các phương thức vận tải chưa đồng bộ…

Các diễn giả tại Diễn đàn

Các diễn giả tại Diễn đàn "Doanh nghiệp trong định hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ"

5 trụ cột phát triển

Tại Diễn đàn, bà Điệp đã đề xuất 5 trụ cho phát triển kinh tế vùng.

Theo đó, trụ cột thứ nhất là phát triển các ngành công nghiệp chính, lợi thế của vùng gắn liền với việc đi đầu thực hiện 3 đột phá chiến lược đó là thể chế, nhân lực và kết cấu hạ tầng.

Trụ cột thứ hai là phát triển ngành dịch vụ, đặc biệt phát triển dịch vụ logistic, đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ.

Trụ cột thứ ba là phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch biển đảo, khai thác thế mạnh du lịch vùng, hình thành và phát triển các cụm du lịch.

Trụ cột thứ tư là phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hữu cơ gắn với công nghiệp chế biến.

Trụ cột thứ năm là đổi mới sáng tạo, nâng cao trình độ KHCN với việc phát triển đô thị đô minh trước mắt Phát triển Hà Nội trở thành đô thị thông minh dẫn dắt đổi mới sáng tạo, trung tâm tài chính - ngân hàng có uy tín và đạt đẳng cấp quốc tế gắn với cuộc CMCN 4.0.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết 5 trụ cột phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711655440 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711655440 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10