2 năm xảy ra đại dịch đã mang lại sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi và lối sống của người tiêu dùng.
>>Blockchain giúp thúc đẩy thương mại giữa 7 nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
Bây giờ mọi người quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, những người thân yêu, môi trường sống cũng như muốn sử dụng thời gian một cách hiệu quả hơn. Đây là thời điểm đầy thách thức với các thương hiệu, khi mà hoạt động marketing phải thích ứng với sự biến động trong khi nguồn lực không còn dồi dào như trước.
Thực tế mà chúng ta phải đối mặt là cuộc sống sẽ không còn quay trở lại bình thường như trước. Mọi người đều phải thích ứng với cuộc sống mới cùng với đại dịch, và các thương hiệu cần phải chấp nhận thực tế đó trước khi bắt đầu xây dựng chiến dịch marketing tiếp theo.
Trong bối cảnh đó, sau đây là 5 xu hướng marketing được dự báo sẽ phát triển trong năm 2022:
1. Ứng dụng NFT
NFT đang trở thành cơn sốt toàn cầu, mở ra những cách mới để kể chuyện và tương tác với người tiêu dùng. Nó có thể tạo ra trải nghiệm thương hiệu độc đáo, tăng nhận thức về thương hiệu, khuyến khích tương tác, tạo sự quan tâm đến thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp, đồng thời giúp tăng chuyển đổi và thúc đẩy doanh thu - một cách hữu hiệu để thu hút Gen Z và thế hệ trẻ am hiểu về công nghệ.
Các cách doanh nghiệp có thể tận dụng NFT trong các chiến lược marketing của mình bao gồm:
Tuy là một công nghệ mới nổi, nhưng NFT cũng đã được một số doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng nhanh chóng trong năm qua. Có thể kể đến cuộc thi Game2Blockchain với sự chống lưng của Axie Infinity và Tomochain, hay họa sĩ Xèo Chu (tên thật là Phó Vạn An, sinh năm 2007) đã bán đấu giá bức tranh NFT tên “Hoa mai may mắn” trên sàn giao dịch Binance NFT được giá quy đổi gần 23 nghìn USD. Hi vọng đây sẽ là các niềm cảm hứng để giới marketing Việt ứng dụng NFT nhiều hơn trong năm nay
2. Blockchain tăng quyền riêng tư
>>Ứng dụng blockchain vào thương mại số thế nào?
Hoạt động marketing nào cũng cần dữ liệu. Nghiên cứu năm 2020 cho thấy 64% người tiêu dùng cảm thấy không thoải mái khi chia sẻ thông tin, và 50% không tin tưởng vào việc các thương hiệu nắm giữ và sử dụng dữ liệu của họ. Đó là những vấn đề mà nhà tiếp thị phải đề phòng.
Sẽ thật tốt nếu các thương hiệu có thể thông báo người tiêu dùng về cách dữ liệu của họ được thu thập và sử dụng. Nếu nền tảng marketing của một doanh nghiệp có thể cung cấp cho người tiêu dùng quyền kiểm soát danh tính và dữ liệu cá nhân của họ thì đó sẽ là một chiến thắng lớn, và điều đó hoàn toàn có thể xảy ra với công nghệ blockchain.
Công nghệ blockchain sẽ giúp giải quyết các vấn đề về quyền riêng tư và thu thập dữ liệu, chất lượng dữ liệu, báo cáo, gian lận quảng cáo, tần suất hay thời gian phân phối quảng cáo, v.v. và đưa ra giải pháp. Với sự trợ giúp của các nền tảng như trình duyệt blockchain Brave và BAT, các thương hiệu có thể giám sát quảng cáo và đảm bảo mức độ tương tác phù hợp, dẫn đến phân bổ tốt hơn và chi tiêu hiệu quả hơn.
Năm 2021 vừa qua là một năm khá nổi trội của các ứng dụng blockchain tại Việt Nam. Có thể kể đến “bom tấn” tỷ đô Axie, hay các ứng dụng về thanh toán trong các ngân hàng lớn như Vietinbank, MB, BIDV, v.v..
Tuy nhiên, ứng dụng blockchain vào marketing vẫn chưa thực sự nổi bật trong năm qua. Đây sẽ là một xu hướng đáng để giới marketing Việt để tâm trong năm nay.
Có thể bạn quan tâm