Trong suốt hành trình 59 năm, VCCI đã hoàn thành tốt vai trò cầu nối giữa chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp cùng chung tay cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh phát triển kinh tế xã hội.
>>59 NĂM THÀNH LẬP VCCI: 59 năm hành trình vì doanh nghiệp
Ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa: Đưa kiến nghị của doanh nghiệp vào điều hành
Trước thách thức của đại dịch COVID-19, song với sự nỗ lực, vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trong đó phải kể đến sự góp sức của VCCI. Chính những đóng góp, tham mưu sửa đổi cải cách TTHC, sát với thực tế Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư của VCCI, môi trường kinh doanh đã trở nên an toàn hơn, bình đẳng hơn giữa các thành phần kinh tế, thủ tục hành chính đã được cải thiện, chi phí không chính thức có chiều hướng giảm, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp đã sát thực, có trọng tâm, trọng điểm.
Với sự phối hợp, hỗ trợ đánh giá, phân tích kết quả điều tra PCI, DDCI của VCCI, từ đó tỉnh đã có những nhận xét, phân tích chuyên sâu về một số lĩnh vực mà các doanh nghiệp quan tâm, giúp các địa phương nhận biết những điểm mạnh, những hạn chế để có những giải pháp khắc phục, có ý thức, trách nhiệm hơn hướng đến mục tiêu chung phục vụ doanh nghiệp được tốt nhất. Ngoài ra, qua các hội thảo, hội nghị xúc tiến đầu tư do VCCI phối hợp tổ chức, những thông tin về các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) giúp các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp địa phương tìm kiếm được những cơ hội mới.
Để phát huy những thành tự đã đạt được trong suốt 59 năm qua, cũng như khắc phục những hạn chế, VCCI cần chủ động, tích cực tham gia xây dựng pháp luật, chính sách, tăng cường phối hợp công tác hiệu quả với các cơ quan liên quan để thúc đẩy hoàn thiện môi trường kinh doanh thuận lợi, thu hẹp khoảng cách về năng lực cạnh tranh quốc gia với các nước phát triển. Đồng thời, thu hút các hiệp hội doanh nghiệp trên toàn quốc áp dụng Bộ chỉ số doanh nghiệp bền vững. Xây dựng và triển khai Bộ chỉ số Xanh (Green Index), thúc đẩy công tác bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu tại các địa phương, doanh nghiệp.
Ông Lê Văn Thành, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Cty CP Động Lực: Khơi dậy tinh thần “chiến binh” của doanh nghiệp Việt
Năm 2022 sẽ là năm bản lề để doanh nghiệp xây dựng các kế hoạch hồi phục và tăng tốc sau giai đoạn bị suy giảm, ảnh hưởng bởi COVID - 19. Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp kỳ vọng vào Ban Chấp hành khoá VII của VCCI trong việc phối hợp hỗ trợ cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh liên kết, tạo động lực, sức mạnh cho cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam.
>>59 NĂM THÀNH LẬP VCCI: “Ngọn lửa” nhiệt huyết
>>59 NĂM THÀNH LẬP VCCI: VCCI-HCM với ba đột phá
>>59 NĂM THÀNH LẬP VCCI: Thúc đẩy hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Mông Cổ
VCCI là cây cầu kết nối giữa các doanh nghiệp với nhau và doanh nghiệp với các cơ quan của Đảng, nhà nước và nêu tiếng nói, kiến nghị kịp thời của doanh nghiệp cho đến các cơ quan của Đảng, của Nhà nước. VCCI cũng phải có trách nhiệm phổ biến các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước để doanh nghiệp nắm được.
Đặc biệt, sau khi chúng ta đã tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do, vai trò của VCCI kết nối doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài cực kỳ quan trọng tạo ra sân chơi để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập được thị trường quốc tế.
Việc tham gia xây dựng thể chế, chính sách pháp luật là một trong những hoạt động giúp cho cộng đồng doanh nghiệp có được những vị thế trong nền kinh tế và xã hội. VCCI thường xuyên cử các thành viên trực tiếp tham gia vào các ban soạn thảo, tổ biên tập, hội đồng thẩm định xây dựng và thẩm định nhiều văn bản quy phạm pháp luật theo đề nghị của Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, trong đó có nhiều văn bản quan trọng, có ý nghĩa tác động lớn tới cộng đồng doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Bên cạnh đó, VCCI cũng rất chú trọng triển khai nhiều hoạt động rà soát, nghiên cứu việc xây dựng và thực thi các văn bản pháp luật.
Môi trường kinh doanh, khung khổ thể chế, pháp luật luôn là yếu tố tiên quyết cho sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế. Mục tiêu quan trọng nhất là làm sao các chính sách, pháp luật khi ban hành phải gần với cuộc sống nhất, khả thi nhất, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển hiệu quả nhất, tôn trọng thực tiễn để đi vào thực tiễn. Đặc biệt, quá trình triển khai cần tích cực, chủ động tham vấn, lắng nghe đề xuất, kiến nghị từ phía cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức hiệp hội ngành nghề qua VCCI.
Với tư cách tổ chức quốc gia tập hợp và đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, người sử dụng lao động và các hiệp hội doanh nghiệp, VCCI đã tăng cường vai trò đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là chủ động và tham gia tích cực xây dựng và hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống thể chế, cơ chế, chính sách, pháp luật, soi đường cho doanh nghiệp phát triển. Hiện nay, VCCI đang hướng tới mục tiêu cốt lõi vì: "Doanh nghiệp vững mạnh - Quốc gia thịnh vượng", chúng tôi kỳ vọng VCCI sẽ tham gia tích cực hơn nữa trong việc thúc đẩy cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng cơ chế, chính sách, góp phần cùng Chính phủ nâng cấp môi trường đầu tư.
Chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh cải thiện là một phần không nhỏ từ tiếng nói và vai trò kết nối của VCCI. Nhờ việc công bố bộ Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) liên tục từ năm 2005 đến nay, giúp các địa phương ý nâng cao cải thiện thu hút đầu tư và phát triển môi trường kinh doanh địa phương. Ngoài ra, các hoạt động đào tạo, giao lưu, kết nối giữa các doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm kiếm thị trường, hội nhập quốc tế, xây dựng văn hoá doanh nghiệp và hội nhập quốc tế.
Bước vào năm 2022, khi dịch COVID-19 được kiểm soát thì nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên. Tuy nhiên, khủng hoảng tại Ukraine khiến cho mọi dự báo đều bị thay đổi.
Lạm phát sẽ chịu tác động của tăng giá nguyên, nhiên, vật liệu trên thế giới và giá cước vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá tiêu dùng trong nước tăng lên cao.
Muốn giải được bài toán trước mắt, chúng tôi cần sự hỗ trợ từ Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành với vai trò kết nối của VCCI để doanh nghiệp có điều kiện phục hồi nhanh.
Chúng tôi kỳ vọng, VCCI chủ động quan tâm xem doanh nghiệp cần gì để đưa ra các phương án hỗ trợ trong việc đào tạo, tập huấn nâng cao vai trò của đội ngũ quản lý và đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp. Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực, gắn kết cộng đồng doanh nghiệp với nhau, cung cấp thông tin hữu ích để cùng nhau phát triển. VCCI chủ trì những cuộc đối thoại với cơ quan quản lý nhà nước về các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp khó như: thuế, hải quan, vốn…
Hoạt động của Hiệp hội vẫn còn khó khăn nhất định, việc giải quyết các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp hội viên đôi khi còn kéo dài, chưa được dứt điểm. Chúng tôi kỳ vọng, VCCI và các Hiệp hội doanh nghiệp tiếp tục nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp, đem lại cho doanh nghiệp nhiều chương trình hợp tác tiến tới phát triển bền vững. Với những tiền đề đó, trong những năm tiếp theo, VCCI và các hiệp hội sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh sẵn có, xây dựng nhiều hơn các chương trình, hoạt động ý nghĩa hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Có thể bạn quan tâm
11:11, 27/04/2022
11:02, 27/04/2022
10:44, 27/04/2022
10:19, 27/04/2022
09:30, 27/04/2022
09:17, 27/04/2022
08:46, 27/04/2022
08:38, 27/04/2022
05:23, 27/04/2022
05:18, 27/04/2022
05:15, 27/04/2022