6 bí quyết gọi vốn cho nhà khởi nghiệp

NGUYỄN TIẾN TRUNG - Phó Chủ tịch Hội đồng Cố vấn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (VSMA) 02/03/2024 06:39

Với những gợi mở trong kỳ trước, dưới đây sẽ là những 6 bí quyết mà tôi đã đúc rút được trong quá trình làm việc cùng các nhà khởi nghiệp.

>>6 bí quyết gọi vốn cho nhà khởi nghiệp

 Một bài pitching đầy đủ với 10 điểm chính là phù hợp với việc gọi vốn.

Một bài pitching đầy đủ với 10 điểm chính là phù hợp với việc gọi vốn.

Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại! Câu nói này luôn đúng và vẫn luôn đúng cho việc gọi vốn. Bởi vậy, việc chuẩn bị cho công cuộc gọi vốn là việc rất quan trọng.

Bạn cần chuẩn bị những gì cho việc gọi vốn?

Đầu tiên là một bản Pitchdesk hoàn chỉnh với đầy đủ các thông tin về dự án. Một bản pitch desk đầy đủ để gọi vốn ở vòng seeding hoặc serial A có thể lên tới 30-40 trang.

Tiếp đến là một bản pitching dành để thuyết trình khi gặp nhà đầu tư. Với các chương trình gọi vốn, bạn cần chuẩn bị 1 bản pitching gọi vốn trong 3 phút, 5 phút để trình bày theo yêu cầu của chương trình. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn gặp nhà đầu tư cá nhân, tổ chức trong buổi gặp riêng, bài thuyết trình của bạn có thể bổ sung kéo dài hơn tới 7 phút hoặc 10 phút.

Tiếp đến các bản kế hoạch tài chính, kế hoạch kinh doanh, các kế hoạch marketing, nhân sự và hoàng loạt các số liệu đã đạt được để chứng minh mới nhà đầu tư khi được yêu cầu. Thông tin về đội ngũ cũng là một vấn đề mà các nhà đầu tư rất quan tâm đặc biệt là ở những giai đoạn sớm.

Một trong những việc tối quan trọng phải chuẩn bị trong quá trình gọi vốn chính là định giá doanh nghiệp. Bạn sẽ định giá doanh nghiệp bao nhiêu tiền ở thời điểm gọi vốn? Tại sao lại định giá như vậy? Cơ sở của việc định giá là như thế nào? Bạn cần bao nhiêu tiền và sẵn sàng chia sẻ bao nhiêu phần trăm cổ phần? Trong quá trình thương lượng mới nhà đầu tư, bạn sẽ điều chỉnh tối đa ở mức bao nhiêu % cho số vốn bạn muốn gọi.

Ở những giai đoạn sớm, nhất là khi mới hình thành ý tưởng, việc định giá bao nhiêu chưa quá quan trọng bởi ở thời điểm này, khả năng thành công của dự án còn đang bỏ ngỏ. Nguy cơ mất tiền của nhà đầu tư là rất lớn. Vì thế, giai đoạn này việc thỏa thuận của nhà đầu tư thiên thần và nhà khởi nghiệp chủ yếu dựa trên sự phù hợp và hứng thú của nhà đầu tư với dự án. Số tiền đầu tư không quá lớn và số cổ phần chia sẻ thường ở mức 10%-20%.

Ở các vòng gọi vốn sau, việc định giá bắt buộc cần tuân theo các phương pháp định giá tiêu chuẩn. Phương pháp định giá theo tài sản có thể áp dụng linh hoạt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp sản xuất… Phương pháp định giá so sánh cũng có thể dùng với nhiều dự án khi gọi vốn khi có một dự án tương tự ở trong hoặc ngoài nước đã từng gọi vốn hoặc được định giá để lấy ra so sánh.

Ngoài ra vòng gọi vốn trước của chính dự án cũng là một thước đo để định giá. Thông thường, vòng gọi vốn tiếp theo sẽ được định giá cao hơn các vòng trước đó, trừ trường hợp dự án đang kinh doanh không đạt kế hoạch hoặc đang trên đà thất bại. Phương pháp chiết khấu dòng tiền được dùng khá phổ biến cho các dự án đã có doanh thu, lợi nhuận và trên đà mở rộng.

Ngoài ra còn có thể định giá doanh nghiệp theo EBIDA (Earnings Before Interest and Tax, hay Lợi nhuận trước lãi vay và thuế.), theo doanh thu, lợi nhuận, theo P/E… Mỗi phương pháp định giá đều có những ưu nhược điểm khác nhau và cần được áp dụng linh hoạt hoặc có thể kết hợp nhiều phương pháp định giá. Việc hiểu các phương pháp định giá và chỉ rõ doanh nghiệp đang được bạn định giá theo phương pháp nào là một điểm cộng lớn của bạn trước nhà đầu tư. Nó không chỉ mang tính thuyết phục mà còn giúp bạn có những lợi thế khi thương lượng.

Nhà đầu tư sẽ thoái vốn như thế nào?

Như đã trao đổi ở trên, mục tiêu lớn nhất của các nhà đầu tư khi xuống tiền đầu tư cho bạn là lợi nhuận. Trên thực tế phần lớn các dự án thường chết trước khi có kết quả kinh doanh hiệu quả đủ để chia cổ tức (chia lãi). Các nhà đầu tư chấp nhận phần rủi ro lớn bù lại họ kỳ vọng vào phần lợi nhuận cao khi thoái vốn. Đặc biệt, với các dự án ở gian đoạn sớm, các nhà đầu tư có thể thoái vốn một phần hoặc toàn bộ ngay ở những vòng gọi vốn tiếp theo của dự án. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà đầu tư đồng hành cùng dự án trong một giai đoạn dài nếu dự án có thể trả cổ tức hàng năm từ hoạt động kinh doanh hiệu quả của mình.

Các nhà đầu tư có quyền thoái vốn hoặc tiếp tục làm cổ đông của công ty lâu dài tùy thuộc vào mục đích, mong muốn của họ. Nhưng các nhà khởi nghiệp luôn cần chuẩn bị kịch bản cho các nhà đầu tư khi họ thoái vốn. Đó có thể là việc thoái vốn ở những vòng gọi vốn tiếp theo như Serail A, B, C,D hoặc khi IPO lên sàn hoặc khả năng mua lại cổ phần từ chính nhà khởi nghiệp. Đây là một phần tất yếu của việc gọi vốn.

Với các nhà khởi nghiệp, gọi vốn là một trong những hoạt động chính của startup. Nguồn lực tài chính, kinh nghiệm và những lời khuyên tư các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp bạn tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ hơn. Các yêu cầu về tính minh bạch, sự chuyên nghiệp, khả năng quản trị của nhà đầu tư giúp các nhà khởi nghiệp trưởng thành hơn. Dù bạn đã gọi vốn, đang gọi vốn hay chưa gọi vốn hãy luôn tìm kiếm cho mình những cơ hội để có thêm nguồn lực từ các nhà đầu tư và chuẩn bị thật chu đáo cho mỗi vòng gọi vốn.

Có thể bạn quan tâm

  • Làng Design Thinking: Xây dựng và phát triển mạng lưới hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

    Làng Design Thinking: Xây dựng và phát triển mạng lưới hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

    16:48, 26/02/2024

  • Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam: 10 năm một hành trình thắp lửa khởi nghiệp

    Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam: 10 năm một hành trình thắp lửa khởi nghiệp

    16:26, 24/02/2024

  • Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam: Góp phần xây dựng lực lượng doanh nhân mới

    Hội đồng Tư vấn và Hỗ trợ Khởi nghiệp phía Nam: Góp phần xây dựng lực lượng doanh nhân mới

    10:00, 24/02/2024

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
6 bí quyết gọi vốn cho nhà khởi nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO