6 giải pháp đẩy lùi “tín dụng đen”

DIỄM NGỌC 02/12/2021 14:30

Ngoài tăng cường công tác quản lý các tổ chức tài chính để lùi tín dụng đen, thì phía ngân hàng cũng cần mở rộng khoản vay tín dụng tiêu dùng, có thêm nhiều sản phẩm cho vay nhỏ, ngắn hạn.

>>Phát triển tài chính tiêu dùng đẩy lùi “tín dụng đen”

Khó khăn trong đấu tranh tội phạm

Thống kê từ cơ quan chức năng tại nhiều tỉnh, thành thời gian gần đây cho thấy, hoạt động tín dụng đen xuất hiện trên tất cả các địa bàn từ quận đến huyện, từ thành thị đến nông thôn, đa dạng về người đi vay, người cho vay và người tham gia. Số loại tội phạm hoạt động “tín dụng đen”, kinh doanh, tư vấn tài chính, cho vay tiền, huy động góp tiền chơi “họ”, “hụi”, “phường”… có chiều hướng phức tạp, gia tăng cả về số vụ, tính chất, lẫn mức độ hoạt động.

trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế xã hội, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, người lao động bị giảm sút thu nhập hay mất việc. Từ đó dẫn đến tình trạng tội phạm tín dụng đen có chiều hướng diễn biến phức tạp (ảnh minh hoạ)

Trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài  gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế xã hội, người lao động bị giảm sút thu nhập hay mất việc, dẫn đến tình trạng tội phạm tín dụng đen có chiều hướng diễn biến phức tạp (ảnh minh hoạ)

Phát biểu tại Hội thảo: "Nhận diện tín dụng đen dưới góc nhìn pháp luật và các giải pháp phát triển tín dụng khu vực nông thôn", ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, thực hiện Chỉ thị 12 ngày 24/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phòng ngừa đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen, ngành ngân hàng đã ban hành nhiều cơ chế chính sách, tạo hành lang pháp lý để các tổ chức tín dụng, công ty tài chính, các quỹ tín dụng, các tổ chức tài chính vi mô được Ngân hàng Nhà nước cấp phép, mở rộng mạng lưới nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 kéo dài từ đầu năm 2020 đến nay, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế xã hội, nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, người lao động bị giảm sút thu nhập hay mất việc. Từ đó dẫn đến tình trạng tội phạm tín dụng đen có chiều hướng diễn biến phức tạp, với các thủ đoạn ngày càng tinh vi. Trong đó, các đối tượng đã lợi dụng ứng dụng công nghệ để cho vay qua các app trực tuyến trên điện thoại”, ông Hùng lý giải.

Để đẩy lùi những hoạt động này, cần có sự vào cuộc của các cơ quan, đơn vị các cấp các ngành, chính quyền địa phương cũng như các cơ quan công tố trao đổi, đưa ra giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giúp thúc đẩy tín dụng tiêu dùng lành mạnh và đẩy lùi tín dụng đen.

Ông Nguyễn Văn Tất, Phó Vụ trưởng Vụ Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, án trật tự xã hội, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao cho biết, hoạt động tín dụng đen được hiểu là hoạt động vay mượn có lãi suất cao, vượt mức nhà nước quy định và thường thường người cho vay được cấp phép hoặc trái phép. Về nguyên nhân phát sinh, là do nhu cầu vay và việc vay mà nhà nước không cấm, nên một số công ty tài chính thực hiện cho vay dễ bị các đối tượng núp bóng, trá hình để cho vay.

Tuy nhiên, trong quá trình phát hiện, xử lý các hành vi hoạt động tín dụng đen có tính chất bóc lột rất khó phát hiện, chỉ khi nó đã xuất hiện những hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác như bắt giữ người trái pháp luật, cướp tài sản, cố ý gây thương tích,... mà có người dân tố giác, thì lúc đó vụ việc mới bị phát hiện”, ông Tất nêu.

Vị đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng phân tích thêm, bên cạnh việc các đối tượng cho vay lãi nặng sử dụng công nghệ cao, cho vay tiền qua website, ứng dụng và sử dụng các số thuê bao tài khoản không chính chủ rất khó quản lý, nên khó phát hiện và làm cản trở công tác đấu tranh với hoạt động tín dụng đen. Thì còn có các hành vi tín dụng đen khác, như cho vay đảo nợ các khoản vay đến hạn cũng chưa được phát hiện, hoặc hành vi thỏa thuận với nạn nhân để dùng bất động sản của nạn nhân thế chấp cho tổ chức cho vay tiền. Khi nạn nhân không trả được, sẽ phải bán lại tài sản đó. Những thủ đoạn này rất tinh vi và khi làm thủ tục vay và thế chấp tài sản, nạn nhân thường chỉ ký mà không đọc nội dung cụ thể.

Một trong những khó khăn tiếp theo khung hình phạt quy định tạiĐiều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 xử lý còn rất nhẹ,ảnh hưởng đến việc răn đe, cũng như ngăn ngừa chung”, ông Tất nói thêm.

>> Tăng chế tài xử phạt trấn áp “tín dụng đen”

Giải pháp ngăn chặn tín dụng đen lộng hành

Về các biện pháp phối hợp, ngăn chặn xử lý hoạt động tín dụng đen, ông Nguyễn Văn Tất đưa ra một số giải pháp như sau:

Thứnhất, cần xác định quan hệ vay mượn từ hoạt động tín dụng đen trở thành một vấn đề “nóng” và phải được quan tâm đặc biệt, bởi tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất trật tự trị an xã hội, là nguyên nhân làm gia tăng tội phạm cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản, bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích, mà những trường hợp không trả nợ được thường là nạn nhân của các vụ án này.

Các ngân hàng cần mở rộng khoản vay tín dụng tiêu dùng, có thêm nhiều sản phẩm cho vay nhỏ, ngắn hạn (ảnh minh hoạ)

Các ngân hàng cần mở rộng khoản vay tín dụng tiêu dùng, có thêm nhiều sản phẩm cho vay nhỏ, ngắn hạn (ảnh minh hoạ)

Thứ hai, thực hiện cấp thiết nhiệm vụ ngăn chặn đẩy lùi tín dụng đen nhằm lành mạnh hóa thị trường tín dụng, ổn định cuộc sống của người dân, giữ an ninh trật tự.

Thứ ba, phối hợp thực hiện tốt các nội dung yêu cầu Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ, về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh tội phạm vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen.

Thứ tư, để đầy lùi ngăn chặn tình trạng này phải có giải pháp trước mắt và lâu dài. Trước hết là tuyên truyền nâng cao hiểu biết của người dân về tín dụng đen và các hệ lụy của nó gây ra. Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác quản lý hoạt động của các tổ chức, cá nhân, hoạt động tín dụng của các công ty cửa hàng tín dụng tài chính đang hoạt động phổ biến hiện nay. Các ngân hàng cần mở rộng khoản vay tín dụng tiêu dùng, có thêm nhiều sản phẩm cho vay nhỏ, ngắn hạn.

Về lâu dài, cần sửa đổi hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động cho vay theo hướng đơn giản về thủ tục, chặt chẽ hơn về trách nhiệm, quy trình của các tổ chức tín dụng, có quy định chế tài xử lý hình sự, hành chính cần nghiêm khắc hơn so với luật hiện hành.

Thứ năm, tăng cường công tác truyền thông xử lý nghiêm minh các vụ việc do tín dụng đen gây ra và có chính sách hỗ trợ phù hợp cho người lao động trực tiếp được tiếp cận nguồn vốn linh hoạt, nhanh chóng, nhằm xóa bỏ những loại hình cho vay biến tướng khác theo kiểu tín dụng đen.

Cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong việc tín dụng dân sự, đặc biệt là trên không gian mạng Internet, mạng viễn thông nhằm phát hiện xử lý các quảng cáo cho vay tiền qua app, số điện thoại, vay tiền không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh, không cần gặp mặt,...

Thường xuyên kiểm tra với các cơ sở cầm đồ kinh doanh tài chính để phát hiện xử lý các vi phạm, không để hoạt động này bùng phát, lộng hành; Chủ động trong công tác nắm tình hình địa bàn kịp thời, phát hiện những băng nhóm tội phạm hoạt động tín dụng đen mới nhennhóm, manh nha hình thành, để có đối sách áp dụng với các biện pháp nghiệp vụ, phòng ngừa triệt phá hoặc làm tan rã băng nhóm”, ông Tất nhấn mạnh.

Thứ sáu, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phối hợp chặt chẽ, kịp thời đánh giá để có sự thống nhất xử lý các hoạt động tín dụng đen, phối hợp áp dụng thống nhất pháp luật xử tội cho vay, giao dịch dân sự liên quan đến tín dụng đen.

Có thể bạn quan tâm

  • Tăng chế tài xử phạt trấn áp “tín dụng đen”

    05:11, 07/11/2021

  • Siết tín dụng bất động sản và xây dựng: Kẽ hở “tín dụng đen” hoạt động?

    04:00, 17/05/2021

  • Phát triển tài chính tiêu dùng đẩy lùi “tín dụng đen”

    05:30, 26/03/2021

  • Biến tướng “tín dụng đen” trực tuyến: Vá “lỗ hổng” từ đâu?

    11:00, 29/10/2020

  • Ám ảnh “tín dụng đen”: Lằn ranh quan hệ dân sự - hình sự

    04:00, 16/07/2020

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
6 giải pháp đẩy lùi “tín dụng đen”
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO