69,8% doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Ngọc Hà - Đinh Thanh 04/03/2019 13:15

Tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam là 69,8% cao hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực như như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines…

Sáng nay (4/3) JETRO đã công bố kết quả khảo sát hoạt động kinh doanh

Sáng nay (4/3) JETRO đã công bố kết quả khảo sát về thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.

Cụ thể, nếu như 69,8% trên 1.532 doanh nghiệp Nhật Bản được khảo sát tại Việt Nam cho rằng sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thì tỷ lệ này ở Trung Quốc chỉ là 48,7%, Malaysia 54,0% và Thái Lan là 52.2%.

Đó là kết quả được chỉ ra tại Buổi công bố Kết quả khảo sát "Về thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam", do JETRO thực hiện được công bố sáng ngày 4/3, tại Hà Nội. 

Theo đó, lý giải nguyên nhân mở rộng đầu tư, các doanh nghiệp Nhật Bản, ông Kitagawa Hironobu - Trưởng VPĐD Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cho rằng: "Trước tiên đó là do doanh thu của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam có lãi. Đây chính là cơ sở để các doanh nghiệp, nhà đầu tư Nhật Bản kỳ vọng vào triển vọng và tiềm năng thị trường đầu tư Việt Nam trong tương lai".

Tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam đó là 69,8% cao hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực như như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines…

Tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản mong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam đó là 69,8% cao hơn rất nhiều so với các nước khác trong khu vực như như Trung Quốc, Thái Lan, Philippines…

Về mặt kinh tế vĩ mô, quy mô thị trường, khả năng tăng trưởng được cho là những điều kiện thuận lợi giúp cho doanh nghiệp Nhật Bản có niềm tin vào môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Ngoài ra cũng phải kể đển những điều kiện thuận lợi khác như chi phí nhân công vẫn còn rẻ, tỷ lệ mua nguyên, liệu linh phụ kiện trong nước, tỷ lệ nội địa hoá của Việt Nam đạt 36.3%, đây là tỷ lệ có mức tăng cao nhất trong số các quốc gia tham gia khảo sát trong năm 2018.

Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi như vừa nêu trên, thì vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng đến tâm lý, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam.

Trong đó có thể kể đến như rủi ro môi trường đầu tư mà các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam gặp phải. Ví dụ có thể kể đến là hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và vận hành không rõ ràng, đáng chú ý là những khó khăn này có xu hướng gia tăng, cụ thể là 48,2% doanh nghiệp Nhật Bản được khảo sát cho rằng gặp phải những khó khăn này, tăng 1.3 điểm so với khảo sát trong năm 2017.

Bên cạnh đó cũng phải kể đến khó khăn về tăng lương cho nhân viên, cơ chế, thủ tục thuế phức tạp, thường xuyên có sự thay đổi trong đó có thuế thu nhập cá nhân và thuế chuyển nhượng giá có vấn đề, chưa có chính sách cụ thể cho việc phát triển ngành công nghiệp ô tô.

Mặc dù

Báo cáo của JETRO cho thấy, mặc dù tỷ lệ nội đại hoá tại Việt Nam là 36,3% tuy nhiên tỷ lệ nội địa hoá thực do doanh nghiệp Việt Nam thực hiện mới chỉ là 14,4%.

Cụ thể, mặc dù tỷ lệ nội địa hoá của Việt Nam ghi nhận mức tăng cao nhất so với các nước trong khu vực theo khảo sát trong năm 2018, là 36,3%, tuy nhiên tỷ lệ nội địa hoá thực do doanh nghiệp Việt Nam thực hiện mới chỉ là 14,4%.

Có thể bạn quan tâm

  • Xuất khẩu sang Nhật Bản: Doanh nghiệp Việt đang thiếu gì?

    Xuất khẩu sang Nhật Bản: Doanh nghiệp Việt đang thiếu gì?

    04:57, 03/03/2019

  • Nhà đầu tư Nhật Bản: Tỷ lệ mua sắm nguyên vật liệu tại Việt Nam còn thấp

    Nhà đầu tư Nhật Bản: Tỷ lệ mua sắm nguyên vật liệu tại Việt Nam còn thấp

    01:55, 02/03/2019

  • 3 tập đoàn từ Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng rót vốn “khủng” vào Đà Nẵng

    3 tập đoàn từ Hoa Kỳ và Nhật Bản cùng rót vốn “khủng” vào Đà Nẵng

    14:00, 01/03/2019

  • “Lập lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng sẽ thúc đẩy du lịch, đầu tư”

    “Lập lãnh sự quán Nhật Bản tại Đà Nẵng sẽ thúc đẩy du lịch, đầu tư”

    11:42, 01/03/2019

Bình luận liên quan đến những con số được đưa ra từ kết quả khảo sát của JETRO, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho biết: Ông đánh giá cao cách tiếp cận, khoa học, khách quan của JETRO, trong việc thực hiện khảo sát này. "Kết quả khảo sát phản ánh thực tiễn, khách quan của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam không chỉ cụ thể trong từng ngành nghề mà còn ở từng vùng miền của Việt Nam. Chúng tôi rất phấn khởi với kết quả đã đạt được của các doanh nghiệp Nhật Bản kinh doan, đầu tư tại Việt Nam đã đạt được trong năm 2018”. - ông Thắng nói.

Ông

Ông Kitagawa Hironobu - Trưởng VPĐD Tổ chức xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng và Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng

Ngoài ra Thứ trưởng Vũ Đại Thắng cũng nhấn mạnh, số lượng doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam làm ăn có lãi tăng lên, với tỷ lệ 65% là rất đáng quý, trong khi doanh nghiệp FDI hoạt động tại Việt Nam có tỷ lệ báo lỗ là 52%. Điều này cho thấy tính hấp dẫn của môi trường đầu tư kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, thứ trưởng Vũ Đại Thắng cũng ghi nhận và cho biết sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công thương để làm rõ nội dung liên quan chính sách thay đổi thuế, đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân tại khu công nghiệp, khu kinh tế, để có báo cáo và xử lý triệt để trong tương lai. Hoặc việc đóng các loại quỹ, trong đó có quỹ phòng chống thiên tai của doanh nghiệp Nhật Bản.

Báo cáo “Khảo sát về thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam” này của JETRO được thực hiện tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Đông Bắc Á, 9 quốc gia khu vực ASEAN, 4 quốc gia Tây Nam Á, 2 Quốc gia châu Đại Dương (tỷ lệ đầu tư trực tiếp, gián tiếp của doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện của Nhạt Bản là trên 10%.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
69,8% doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tiếp tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO