9 chiêu tăng doanh số bán hàng trực tuyến (phần 2)

HẢI VY 28/07/2020 06:28

Dù cho cửa hàng của bạn đã nổi tiếng hoặc chỉ mới là tay mơ, các hoạt động tiếp thị nội dung sẽ giúp bạn tiếp cận những khách hàng mới, đồng thời giữ tương tác với những khách cũ.

6. Viết blog

Phát triển một blog bán lẻ giúp bạn xây dựng các ưu thế cạnh tranh của mình so với đối thủ, đưa ra các bí quyết, lời khuyên cho khách hàng, đồng thời gia tăng độ nhận diện thương hiệu.

Bên cạnh đó, bạn có thể phát triển các nội dung hữu ích trên blog. Đây cũng là một cách marketing rất hay.

Chẳng hạn, nếu bạn là một lập trình viên Wordpress, và khách hàng của bạn đang gặp một rắc rối nào đó trong việc thiết lập Wordpress, thì bạn hoàn toàn có thể gửi link bài blog hướng dẫn giải quyết vấn đề đó, thay vì gửi trường hợp này đến đội ngũ chăm sóc khách hàng.

Nội dung từ khách hàng

Sử dụng các nội dung từ khách hàng khác sẽ khiến các khách hàng tiềm năng mới yên tâm hơn khi mua hàng. Các nội dung này càng chân thật, càng công tâm thì khả năng mua hàng càng lớn hơn.

Thêm vào những trải nghiệm cá nhân

Khi khách hàng lướt qua website của bạn, họ có thể bỏ một số thứ vào giỏ hàng. Tuy nhiên điều này không có nghĩa họ đang có một trải nghiệm mua hàng phong phú.

Thay vào đó, đôi khi bạn có thể cho khách hàng cảm giác cá nhân khi mua hàng trực tuyến. Chẳng hạn, một cửa sổ hiện lên với lời chào và xưng hô bằng tên của khách hàng. Những hành động nhỏ này có thể làm tăng doanh số bán hàng điện tử một cách hiệu quả.

Liên kết nội bộ (internal linking)

Liên kết nội bộ không phải là khái niệm mới, tuy nhiên rất ít trang web thương hiệu biết áp dụng công cụ này, thậm chí đôi khi còn chèn những liên kết không còn tồn tại.

Blog của bạn nên là nơi liên kết các sản phẩm. Chẳng hạn, bài đăng mới có thể liên kết đến những bài đăng cũ hơn về một sản phẩm cụ thể nào đó.

7. Tổ chức các cuộc thi

Những cuộc thi và tặng quà “give away” là những cách marketing cực kỳ hiệu quả.

Tổ chức các cuộc thi giúp bạn giành được sự chú ý của khách hàng, khiến họ tương tác với bạn. Đây cũng là cơ hội lý tưởng để bạn giới thiệu các sản phẩm đến những đối tượng khách hàng rộng hơn, đặc biệt khi người thắng cuộc được định đoạt bởi số lượng chia sẻ một liên kết nào đấy.

8. Những bài đánh giá tích cực

Rất nhiều người xem trọng các đánh giá của những người mua hàng trước. Nếu trang sản phẩm của bạn chẳng có bài đánh giá nào, rất có thể khách hàng sẽ thoát ra và đi tìm những đánh giá ở các trang khác. Khi ấy, bạn đã đánh mất cơ hội bán hàng. Bên cạnh ấy, hiển thị các bài đánh giá từ khách hàng thấy bạn luôn cởi mở, chân thật và minh bạch.

Vì vậy, bạn có thể khuyến khích những khách hàng cũ đăng các đánh giá/bình luận, chia sẻ về trải nghiệm của họ đối với sản phẩm đã mua.

Dĩ nhiên, cách đánh giá/bình luận tiêu cực là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên thay vì “hờn dỗi”, bạn nên xem đó là một cơ hội học hỏi và cải thiện sản phẩm/dịch vụ. Bên cạnh đó, bạn cần đưa ra hướng giải quyết chuyên nghiệp cho những trường hợp này. Điều này sẽ khiến thương hiệu của bạn ghi điểm trong mắt khách hàng.

9. Hoạt động tích cực trên mạng xã hội

Thành lập các tài khoản trên những nền tảng mạng xã hội là cách rất tốt để kết nối với khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, đây còn là không gian thích hợp để bạn đăng tải những nội dung phù hợp, gây hứng thú cho khách hàng.

Khi thực hiện marketing trên mạng xã hội, hãy nhớ mỗi nền tảng đều có các đặc điểm riêng biệt. tuy nhiên độ thành công đa số đều dựa vào những hình ảnh bạn sử dụng để thu hút sự chú ý.

Dưới đây là một số nền tảng cần chú ý:

Facebook

Facebook là nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới, cung cấp rất nhiều lựa chọn kinh doanh. Bạn có thể thành lập một cửa hàng trên tài khoản doanh nghiệp, giới thiệu các mặt hàng đa dạng và để người dùng mua hàng trực tiếp trên Facebook.

Instagram

Instagram có tính trực quan cao. Nền tảng này cho phép người dùng gắn thẻ thương hiệu và doanh nghiệp trong các bài đăng riêng, cũng như quảng cáo sản phẩm liên quan. Tính năng “Immersive storefront” cho phép người dùng khám phá sản phẩm chỉ với một cú nhấp chuột.

Doanh nghiệp có thể đăng tải mọi thứ về sản phẩm trên những bài đăng hoặc các tin ngắn (stories), sau đó cài thêm các tag clickable để thu hút người xem nhấp vào. Tag này cho phép người xem đi đến trang cung cấp thông tin chi tiết.

Twitter

Twitter có hơn 800 triệu người dùng, 52% trong số đó cho biết họ sẵn sàng mua một món hàng sau khi thấy lần đầu trên Twitter.

Chia sẻ thông tin và kết nối các trang sản phẩm trên Twitter là một trong những cách hay nhất để bắt đầu trò chuyện và thu hút lượt truy cập cho website của bạn. Twitter cho phép doanh nghiệp chạy các chiến dịch quảng cáo, nhắm vào khách hàng dựa trên những gì họ theo dõi và loại nội dung họ đăng tải.

Pinterest

Pinterest rất phổ biến với nữ giới từ 18 đến 49 tuổi. Nền tảng này cung cấp các liên kết, tài liệu tham khảo, các đề xuất sản phẩm,...

Những  kỹ thuật marketing trên đây là các cách rất hiệu quả để doanh nghiệp của bạn phát triển và nổi bật hơn so với đối thủ. Hãy biết áp dụng đúng lúc, đúng nơi để chúng có thể phát huy được hết khả năng của mình.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
9 chiêu tăng doanh số bán hàng trực tuyến (phần 2)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO