Đang hiển thị
Tỉnh thành khác
Quyết định rời công việc văn phòng với mức lương 15 triệu đồng, Nguyễn Tấn Xuân dành trọn thời gian kinh doanh để thu về cả tỷ đồng doanh thu mỗi tháng.
3 năm sau ngày rời ghế kỹ sư bưu chính tại một tập đoàn của Canada để khởi nghiệp, Nguyễn Tấn Xuân chưa bao giờ thấy hối tiếc về quyết định của bản thân. "Có lẽ nhiều người sẽ giống như tôi - Nghề chọn mình chứ mình không chọn nghề", Xuân trải lòng về cơ duyên đến với ngành thương mại điện tử.
Ở tuổi 28, Xuân được thoả mãn đam mê kinh doanh với mức thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi tháng. Nhưng không phải ai cũng biết rằng, anh từng trải qua những tháng ngày "vắt chân lên cổ" trả nợ vì thua lỗ. Những lần thất bại dạy Xuân biết thế nào là thương trường nhưng không thể dập tắt ngọn lửa đam mê kinh doanh trong anh.
Tập kinh doanh, chấp nhận thua lỗ để thoả đam mê
Sinh năm 1993, sau khi ra trường, Nguyễn Tấn Xuân đầu quân với vị trí kỹ sư viễn thông cho một công ty của Canada tại Việt Nam. Cách đây 5-6 năm, làm việc cho tập đoàn nước ngoài với mức lương trên dưới 15 triệu đồng là mơ ước của nhiều người, trong đó có Xuân.
Là một nhân viên giỏi, ạt nhiều thành tích khen thưởng lại được mọi người yêu mến nhưng những cuộc họp lệch múi giờ (thường vào ban đêm) với công ty tại Canada, sự gò bó về thời gian, nghỉ ngơi khiến Xuân bắt đầu cảm thấy công việc không còn phù hợp. "Tôi thậm chí không thể xin nghỉ phép vì tính chất công việc. Ở độ tuổi thanh niên khi ấy, tôi cảm thấy như tự ràng buộc bản thân mình", Xuân trải lòng về những ngày đi làm.
Giữa lúc ấy, Xuân tìm đến kinh doanh như một cách giải toả stress. Chàng trai 9x tập tành bán hàng online trên Facebook cá nhân. Kinh nghiệm chưa có, Xuân trắng tay ngay khi bắt đầu kinh doanh với khoản nợ 60 triệu đồng. Anh tạm dừng việc buôn bán để lo kiếm tiền trả nợ. "60 triệu lúc ấy với tôi là một con số lớn. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ: thôi lại tập trung với công việc tại công ty kiếm đủ tiền trả nợ rồi tính tiếp", anh kể.
Vụ đầu trắng tay nhưng Xuân không nản chí. Sau khi trả nợ, anh tiếp tục lên kế hoạch bán sản phẩm chống trộm. Ý tưởng có, nhưng bắt tay vào làm anh mới biết phải mất một số tiền lớn để sản xuất sản phẩm trong khi nguồn vốn có hạn. Bỏ dở giữa chừng, Xuân vẫn mất thêm 30 triệu đồng cho vụ này.
Sau hai lần tiêu tốn cả trăm triệu đồng mà chưa thu được gì, Xuân vẫn không từ bỏ đam mê với kinh doanh. Sau một thời gian nghỉ ngơi, chàng trai quay lại thương trường với các thiết bị chăm sóc sức khoẻ tại nhà cùng tâm thế "buôn bán từ từ".
Lúc này, Xuân vẫn duy trì song song công việc tại công ty và nghề bán hàng online.
Chạm ngõ thương mại điện tử, trở thành best seller sau 6 tháng
"Có lẽ thần may mắn lúc này mới gõ cửa nhà tôi. Việc buôn bán online trộm vía khá thuận lợi", 9x chia sẻ lần kinh doanh thứ ba. Bắt đầu có lãi nhờ bán thiết bị chăm sóc sức khoẻ, Xuân nghĩ ngay đến việc mở rộng thị trường, tìm cách tiếp cận nhiều nguồn khách hàng.
Thời gian đó, chàng trai đã tìm hiểu thương mại điện tử và ấn tượng nhất với Lazada. "Nhắm" đến nền tảng này nhưng Xuân chưa có cơ hội vì thời điểm đó, Lazada chưa có chính sách cho nhà bán hàng cá nhân. Dù vậy, anh chàng vẫn luôn để tâm đến sàn thương mại điện tử này.
"Khoảng cuối năm 2018, Lazada bắt đầu mở kênh dành cho nhà bán hàng cá nhân. Tôi đã đăng ký ngay và trở thành một trong những nhà bán hàng cá nhân đầu tiên của sàn", Xuân kể. Chia sẻ về lý do lựa chọn Lazada, chàng trai 9x cho biết vì quá ấn tượng với sự ra mắt cũng như tính chuyên nghiệp, minh bạch của sàn.
Bắt đầu với thương mại điện tử, Nguyễn Tấn Xuân ngày đi làm trên công ty, tối về đóng hàng, trả lời khách hàng. Mỗi ngày anh bán được khoảng mười mấy đơn. Anh chàng còn theo một khóa học bán hàng, tìm hiểu tâm lý khách hàng, cách quảng cáo sản phẩm... để tích luỹ cho việc kinh doanh.
Sau 6 tháng lăn lộn trên sàn thương mại điện tử, Nguyễn Tấn Xuân vào top nhà bán hàng xuất sắc của Lazada với doanh thu khoảng 400 triệu đồng một tháng. 3-4 năm trước, doanh thu này mơ ước của rất nhiều người bán hàng trên sàn thương mại điện tử
"May mắn là tôi đã thành công ngay sản phẩm đầu tiên trên Lazada. Với sự hậu thuận của Lazada, tôi tự tin mở rộng sản phẩm sang ngành gia dụng", Nguyễn Tấn Xuân hài lòng với thành quả sau nửa năm đồng hành cùng thương mại điện tử.
Từ doanh thu trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi tháng
Sau khi tập trung vào mảng đồ gia dụng, doanh số bán hàng của Nguyễn Tấn Xuân tăng nhanh. Anh không bất ngờ nhiều vì đã nhận định từ trước đây là ngành hàng thiết yếu, mặt khác, việc trở thành nhà bán hàng xuất sắc của Lazada cũng giúp anh tiếp cận nguồn khách hàng rộng lớn hơn.
Từ năm 2020 đến nay, dù chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng Xuân vẫn rất lạc quan với mô hình kinh doanh của mình. Chia sẻ về tình hình làn sóng COVID-19 thứ 4, Xuân cho biết: "Gian hàng của tôi tuy có giảm lượng truy cập nhưng doanh số tháng vừa qua vẫn cao hơn những tháng trước đó". Theo đó, doanh thu tháng 7 của anh tăng 16% so với tháng trước nhờ lễ hội mua sắm 6/6. Cụ thể, chỉ trong 5 ngày diễn ra chương trình, gian hàng của Xuân đạt hơn 11.000 đơn, thu về hơn 1,2 tỷ đồng.
"Tôi luôn tham gia vào các chương trình lễ hội mua sắm của Lazada. Có lẽ đây là hoạt động được đầu tư nhiều nhất nên đa số nhà bán hàng đều không bỏ qua các sự kiện này", anh nói.
Doanh nhân trẻ cho biết, lượng đơn hàng trung bình một tháng vào khoảng 25.000 đơn, doanh thu khoảng 4 tỷ đồng. Tháng cao điểm, có lễ hội mua sắm (sinh nhật Lazada, 6/6, 9/9, 11/11...) anh thu về hơn 4,5 tỷ đồng. Trong đó, 3/4 doanh số đến từ sản phẩm gia dụng, còn lại là thiết bị chăm sóc sức khoẻ. Tháng thấp điểm, Xuân vẫn tự tin thu 3,4 tỷ đồng.
Để hệ thống vận hành trơn tru, Xuân tuyển 4 nhân viên chính và một bạn làm thời vụ hỗ trợ công việc. Trong đó, hai bạn làm nhiệm vụ chăm sóc khách hàng. Cụ thể là xử lý đánh giá khiếu nại, hỗ trợ, tư vấn khách hàng, quản lý kho. Hai bạn khác đóng đơn. Một bạn sẽ làm thời vụ vào những dịp cao điểm. 9x chú trọng nhất khâu chăm sóc khách hàng.
Theo anh, khách hàng quyết định mua hàng vì đánh giá nên ngoài việc tạo sự bắt mắt với sản phẩm khi giao, anh luôn lưu ý nhân viên theo sát các ý kiến, đánh giá của người mua. Thấu hiểu tâm lý khách hàng là một trong những bài học quan trọng với bất kỳ nhà kinh doanh nào, anh khẳng định.
Với Nguyễn Tấn Xuân, ưu điểm lớn nhất của mô hình kinh doanh thương mại điện tử là người bán có cơ hội tiếp cận khách hàng trên toàn quốc trong thời gian ngắn. Mặt khác, người mua có nhiều cơ hội lựa chọn, so sánh trước khi quyết định mua sản phẩm, lại không bị hạn chế về không gian, thời gian, địa lý.
Kinh nghiệm cho cộng đồng nhà bán hàng Lazada
Luôn nằm trong top nhà bán hàng xuất sắc của Lazada nhưng nếu được hỏi Nguyễn Tấn Xuân là ai, hầu hết mọi người sẽ lắc đầu ngơ ngác. Thay vào đó, nếu hỏi về Kent, đa số sẽ biết ngay. Trên cộng đồng nhà bán hàng Lazada, Nguyễn Tấn Xuân sử dụng tên Kent.
9x cũng đánh giá cao hoạt động của cộng đồng nhà bán hàng Lazada. Ở đó, mọi vấn đề luôn được chia sẻ mỗi ngày. Nhiều nhà bán hàng tham gia trao đổi để tăng thêm hiểu biết, có kinh nghiệm hơn.
"Lazada Master là nơi học tập đáng mơ ước của mọi nhà bán hàng, với những buổi đào tạo chuyên nghiệp và nghiêm túc. Theo đó, người bán có thêm nhiều kiến thức thực chiến hơn nữa, giúp ích nhiều trong việc gia tăng doanh số". Nguyễn Tấn Xuân cho biết.
Chia sẻ về bí quyết thành công với thương mại điện tử, Nguyễn Tấn Xuân khẳng định nền tảng của Lazada với công cụ bán hàng tối ưu mang lại hiệu quả cho người bán. Theo anh, để hỗ trợ các nhà bán hàng trong bối cảnh dịch bệnh, Lazada có ba công cụ hữu ích gồm: Đẩy sản phẩm, Combo linh hoạt và Tài trợ hiển thị.
Anh giải thích, Đẩy sản phẩm là công cụ miễn phí giúp tối ưu hiển thị cho các sản phẩm chủ lực và cả sản phẩm mới ra mắt. Với Combo linh hoạt, anh tận dụng để tặng quà khách hàng. Nhờ đó, người mua sẽ có thiện cảm hơn với gian hàng, dễ dàng thu lại nhiều đánh giá tốt; khả năng khách quay lại mua cũng cao hơn. "Dĩ nhiên điều không thể thiếu đối khi gửi quà là chiếc card cảm ơn", Xuân bật mí thêm.
Với tài trợ hiển thị, 9x cho biết, càng nhiều người click vào sản phẩm quảng cáo anh sẽ tốn nhiều chi phí, nhưng quan trọng là giữa hàng ngàn sản phẩm khách vẫn chọn click vào mặt hàng của mình.
"Quả ngọt sẽ đến sau này là toàn sản phẩm của mình xuất hiện trước mắt khách hàng, vì app có xu hướng đề xuất sản phẩm theo thói quen click của khách hàng, và càng hiệu quả hơn khi bước vào các chương trình khuyến mãi lớn tại Lazada. Do đó, tôi chạy tài trợ mỗi ngày", Xuân tiết lộ thói quen bán hàng.
Ngoài ra, theo 9x, nhà bán hàng của Lazada nên tham gia các lễ hội mua sắm lớn, các chiến dịch diễn ra hàng tháng. Bởi đây là dịp sàn thương mại điện tử mang lại cơ hội bán hàng rất lớn với việc quảng cáo khắp nơi, giúp lượng truy cập tăng đáng kể, bên cạnh nhu cầu mua sắm cao của khách hàng.
Để chuẩn bị cho một lễ hội mua sắm tốt, theo doanh nhân trẻ, thứ nhất, người bán cần chuẩn bị sẵn hàng hóa, dựa vào nhu cầu mua sắm hàng ngày để dự đoán mặt hàng nào sẽ bán chạy và cần chuẩn bị trước. Thậm chí như anh còn đóng gói sẵn cho các đơn lẻ, vào chương trình chỉ việc dán đơn, tiết kiệm thời gian. Hai là, chỉn chu nội dung sản phẩm, đánh giá trên sản phẩm để đảm bảo đẹp nhất trong mắt khách hàng.
"Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của khách hàng. Bạn cần liên tục quan sát các đánh giá về sản phẩm để kịp thời giải đáp của khách hàng khi cần thiết", Xuân nói.
Thứ ba, trước khi diễn ra chương trình, người bán nên chạy tài trợ sản phẩm theo lượt click để tăng tối đa lượt click vào sản phẩm. Nếu có sản phẩm mới, cố gắng đăng trước chương trình. Ngoài ra, người bán cần chuẩn bị nhân lực cho khối văn phòng để tăng cường chốt sale sự kiện, đồng thời tách biệt đội bán hàng và đội đóng gói.
"Nếu đam mê kinh doanh, hãy mạnh dạn theo đuổi nó. Những vấp ngã là bài học kinh nghiệm quý báu dành cho bạn. Nếu yêu thích lĩnh vực thương mại điện tử, hãy tham gia ngay vì đây là miền đất hứa của những người trẻ. Tôi đã thành công và bạn cũng có thể", Nguyễn Tấn Xuân nhắn nhủ.
https://vnexpress.net/9x-bo-viec-tap-doan-nuoc-ngoai-de-khoi-nghiep-thuong-mai-dien-tu-4338527.html
Có thể bạn quan tâm