"Ách tắc" trong việc đánh giá xếp hạng các tổ chức tín dụng (kỳ 1)

NGUYỄN THÀNH LONG - Chủ nhiệm CLB Pháp chế Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam 30/08/2021 05:00

Thông tư số 52/2018/TT-NHNN về đánh giá xếp hạng các tổ chức tín dụng (TCTD) đến nay đã nhận được nhiều ý kiến về sự cần thiết sửa đổi. DĐDN trích đăng một số nội dung kiến nghị…

Vẫn còn nhiều bất cập trong viêc phân nhóm xếp hạng các TCDT theo Thông tư 52/NHNN

Vẫn còn nhiều bất cập trong việc phân nhóm xếp hạng các TCDT theo Thông tư 52

Cần thiết phải sửa đổi Thông tư 05/NHNN

Theo NHNN, việc xây dựng và ban hành dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định xếp hạng TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, được căn cứ trên các văn bản chỉ đạo, điều hành của Đảng, Chính phủ và NHNN. Theo đó, việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định tại Thông tư số 52 là cần thiết nhằm giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xếp hạng các TCTD thời gian vừa qua.

Bên cạnh đó, việc sửa đổi, bổ sung Thông tư số 52 cũng là bước đi hoàn thiện hơn nữa cơ sở pháp lý về xếp hạng các TCTD nhằm phản ánh đầy đủ thực trạng và mức độ rủi ro trong hoạt động của các TCTD; từ đó tăng cường hiệu quả của công tác giám sát ngân hàng, giúp kịp thời đưa ra các biện pháp xử lý đối với từng TCTD nhằm đảm bảo an toàn, lành mạnh hệ thống các TCTD.

Từ thực tiễn cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2015-2020 cho thấy, đến nay công tác cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu theo Quyết định số 1058 của Thủ tướng Chính phủ đã được triển khai nghiêm túc, có hiệu quả. Trong quá trình triển khai Quyết định số 1058, một số cơ chế đặc thù như cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ, phân bổ/hoãn trích lập dự phòng rủi ro, thoái lãi dự thu… đã được cấp có thẩm quyền cho phép TCTD thực hiện nhằm hỗ trợ công tác cơ cấu lại hoạt động gắn với xử lý nợ xấu của các TCTD này.

Việc xác định công tác cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu của hệ thống TCTD là một quá trình, do ảnh hưởng phát sinh khó lường từ dịch bệnh COVID-19 gây ra, thực hiện nhiệm vụ của NHNN trong năm 2021 tại Phụ lục số 04, Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 của Chính phủ về việc: “Xây dựng Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025 (Nhiệm vụ số 59)” và ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo NHNN về vấn đề này, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng đang tham mưu trình cấp có thẩm quyền xây dựng Đề án nêu trên cho giai đoạn 2021-2025.

Tuy nhiên, để có đầy đủ cơ sở, thông tin để thực hiện nhiệm vụ trên cần nắm được đầy đủ thực trạng hoạt động, mức độ rủi ro của TCTD thông qua kết quả xếp hạng theo quy định tại Thông tư số 52. Do đó, yêu cầu phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định tại Thông tư số 52 nhằm giải quyết dứt điểm những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xếp hạng các TCTD thời gian qua.

Trong đó, các chỉ tiêu phục vụ xếp hạng cần được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ thực trạng hoạt động, rủi ro của các TCTD trong trường hợp không được chấp thuận thực hiện các cơ chế đặc thù (cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ, phân bổ/hoãn trích lập dự phòng rủi ro, thoái lãi dự thu...).

Phân nhóm xếp hạng các TCTD đã hợp lý chưa?

Về phương pháp xếp hạng: Thời gian qua, kết quả đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế (như Moody’s, Fitch Ratings, Standard&Poor’s) đối với các NHTM Việt Nam rất sát với thực tế. Vì vậy, đề nghị NHNN xem xét xây dựng quy định xếp hạng các NHTM Việt Nam như đánh giá của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế theo hướng xem xét chia nhỏ xếp hạng trong các xếp hạng lớn A, B, C, D, E thành các mức nhỏ hơn như A1, A2, B1, B2,… để đảm bảo ghi nhận việc phân loại được chính xác và đầy đủ nhất.

Việc chia các mức xếp hạng chỉ gồm A, B, C, D, E như hiện tại đang quá rộng. Dải điểm trong một hạng cũng khá lớn khiến nỗ lực của các ngân hàng trong việc cải thiện điểm số chưa được ghi nhận đúng khi các ngân hàng đạt điểm 4.49 sẽ đạt được xếp hạng tương tự ngân hàng đạt điểm 3.5.

Về phân nhóm các NHTM để xếp hạng: Theo quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN, các NHTM được phân thành 02 nhóm để xếp hạng: nhóm NHTM có quy mô tổng tài sản trên 100 nghìn tỷ VND và nhóm NHTM có quy mô tổng tài sản từ 100 nghìn tỷ VND trở xuống. Tuy nhiên, trong hệ thống TCTD hiện nay, quy mô tổng tài sản của các NHTM không đồng đều và có sự chênh lệch rất lớn về cấp độ, các NHTM chênh lệch lớn về quy mô tổng tài sản từ 200-300 nghìn tỷ VND, cách thức hoạt động, quản trị điều hành và hiệu quả kinh doanh rất khác nhau; đặc biệt là đối với các NHTM có quy mô tổng tài sản từ 01 triệu tỷ VND trở lên (là những NHTM có tầm quan trọng lớn, đóng vai trò trụ cột trong hệ thống ngân hàng và nền kinh tế).

 Do đó, các quy định về tiêu chí, điểm số và trọng số tại Thông tư 52 là chưa phù hợp để đánh giá, xếp hạng đối với các NHTM lớn. Để tăng cường hiệu quả trong đánh giá, xếp hạng TCTD và làm cơ sở để xây dựng bộ tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá tương ứng phù hợp, đề nghị xem xét phân nhóm các NHTM theo các cấp độ chi tiết hơn, trong đó các NHTM có quy mô tổng tài sản từ 01 triệu tỷ VND trở lên cần có phương thức đánh giá phù hợp.

Về nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu (Điều 3): Đề nghị loại trừ nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN quy định về việc TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch COVID-19 và các văn bản sửa đổi, bổ sung khỏi nợ cơ cấu tiềm ẩn trở thành nợ xấu...

Có thể bạn quan tâm

  • Từ 15/05 Nghị định 21/2021/NĐ-CP chính thức có hiệu lực bảo đảm quyền và nghĩa vụ các TCTD

    Từ 15/05 Nghị định 21/2021/NĐ-CP chính thức có hiệu lực bảo đảm quyền và nghĩa vụ các TCTD

    17:30, 15/04/2021

  • NHNN: Các TCTD cần tiếp tục gỡ vướng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp

    NHNN: Các TCTD cần tiếp tục gỡ vướng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp

    09:57, 14/05/2020

  • NHNN sẽ giám sát chặt chẽ xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu các TCTD

    NHNN sẽ giám sát chặt chẽ xử lý nợ xấu gắn với tái cơ cấu các TCTD

    13:25, 01/04/2019

  • Tái cơ cấu các TCTD: Sau 2020 sẽ triển khai Basel II theo phương pháp nâng cao

    Tái cơ cấu các TCTD: Sau 2020 sẽ triển khai Basel II theo phương pháp nâng cao

    08:13, 27/03/2019

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
"Ách tắc" trong việc đánh giá xếp hạng các tổ chức tín dụng (kỳ 1)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO