Ai thượng phong trong thương chiến Mỹ - Trung?

Trương Khắc Trà 16/08/2019 11:00

Từ khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng phát đến nay đã có 12 lần đàm phán nhưng vẫn chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng.

Trung Quốc bước vào chiến tranh thương mại trong bối cảnh không mấy thuận lợi, nếu không muốn nói họ ở thế phòng thủ, trả đũa, tương kế tựu kế theo thái độ của Mỹ.

p/Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ và Trung Quốc một năm sau cuộc chiến thương mại.p/Đvt: Tỷ USD. Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ, Bộ Thương mại Trung Quốc.

Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ và Trung Quốc một năm sau cuộc chiến thương mại. Đvt: Tỷ USD. Nguồn: Bộ Thương mại Mỹ, Bộ Thương mại Trung Quốc.

Kinh tế Trung Quốc ảm đạm

Khi bị cáo buộc ăn cắp sở hữu trí tuệ, nền kinh tế Trung Quốc đã giảm tốc từ 14,2% năm 2007 xuống còn 6,2% đầu năm 2019, cộng với gói nợ doanh nghiệp, chính phủ, gia đình lên tới 40.000 tỷ USD và sức mua giảm mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Thương chiến tiền tệ Mỹ - Trung: "Sức ép" đè nặng lên doanh nghiệp xuất khẩu Việt

    05:35, 15/08/2019

  • Giáo dục: Nạn nhân mới của cuộc chiến Mỹ - Trung? [Bài 1]

    01:34, 12/08/2019

  • Thương chiến Mỹ - Trung có thể đẩy lùi xuất khẩu Việt Nam

    16:41, 08/08/2019

  • Kinh tế Việt Nam 1 năm sau ngày “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung”

    09:35, 06/08/2019

Sau vài lần tăng thuế với hàng Trung Quốc, khoảng 400 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã rút khỏi thị trường Trung Quốc, trong đó có Apple, Foxconn, Brooks Running, Olympus, Sumitomo, Kobe Steel, Mitshubishi, Toshiba…

Đó là viễn cảnh mà Bắc Kinh lo lắng nhất, vì các doanh nghiệp ngoại đang tạo ra sự thịnh vượng ở các đô thị lớn. Theo thống kê của Cục thống kê Trung Quốc, mặc dù các doanh nghiệp nước ngoài trên cả nước chiếm chưa đến 3%, nhưng đã tạo ra nguồn lợi nhuận chiếm 25% và nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp này cũng chiếm 20%.

Mặc dù có quy mô rất lớn, nhưng kinh tế Trung Quốc vẫn phụ thuộc vào xuất khẩu ở khối tư nhân. Chiến tranh thương mại leo thang sẽ khiến khối tư nhân trì hoãn đầu tư vì lo ngại bất ổn; trong khi đó, các doanh nghiệp Nhà nước lại không đủ sức gánh vác vì phát triển quá ì ạch.

Sau những gì xảy ra với Huawei, Trung Quốc đã lộ diện nền công nghệ non trẻ, thiếu tự chủ, là yếu điểm để Washington nhắm vào. Một vài nguồn tài nguyên chiến lược của Trung Quốc không mấy phát huy tác dụng để giành lấy lợi thế trong cuộc chiến vô cùng tốn kém này.

Kết cục nào cho cuộc chiến?

Những gì Trung Quốc có thể trả đũa Mỹ đều nằm ở lĩnh vực nông nghiệp, như ngừng mua nông sản Mỹ. Song, chừng đó chưa đủ để Bắc Kinh làm khó đối thủ, bởi con số thuế 10% và 25% của gần 600 tỷ USD hàng hóa dư sức để Washington bù lỗ cho nông dân.

p/Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa Trung Quốc vào danh sách những quốc gia thao túng tiền tệ. Ảnh: Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump trên mạng xã hội Twitter.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa Trung Quốc vào danh sách những quốc gia thao túng tiền tệ. Ảnh: Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump trên mạng xã hội Twitter.

Hơn thế nữa, nông sản Mỹ dễ dàng thâm nhập vào các thị trường khác vì thương hiệu tốt, chất lượng cao. Đó là lý do tại sao Mỹ vẫn ung dung cầm trịch chiến tranh thương mại, cố ép Trung Quốc vào một thỏa thuận không khác gì trói buộc.

Nếu tăng trưởng kinh tế suy giảm mạnh, Tổng thống Mỹ có thể sẽ nhượng bộ, chốt thỏa thuận cùng Bắc Kinh. Điều này hoàn toàn khác với Trung Quốc, nếu nhượng bộ Mỹ - rất nhiều điều khoản phải thông qua Quốc hội, động thái mà Bắc Kinh luôn xem là “mất thể diện” quốc gia.

Sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ và doanh nghiệp nước ngoài, phần nào đó là “thể diện quốc gia” đã ngăn chặn Trung Quốc đặt bút ký vào thỏa thuận theo “ý chí Mỹ”. Bởi như thế chẳng khác nào ông Tập Cận Bình tự nhận mình bại trận, nhưng quan trọng hơn cả là Trung Quốc phải từ bỏ nhiều mục tiêu lớn, thay đổi sâu sắc chính sách vận hành nền kinh tế.

Giới chuyên gia cho rằng, điều mà Bắc Kinh đợi chờ là một nhiệm kỳ Tổng thống mới ở Mỹ, là ai khác chứ không phải Trump! Là chính sách “mềm mỏng” như dưới thời Obama, đảng Dân chủ chứ không phải quyết liệt cứng rắn như Trump và đảng Cộng hòa.

Không may cho Bắc Kinh là hiện tại nội các Trump đang khá tự tin khi tăng trưởng kinh tế Mỹ dù đã suy giảm, nhưng vẫn ở mức tương đối cao. Thêm vào đó, Cục Dự trữ liên bang (FED) đã bắt đầu giảm lãi suất để ứng cứu nếu diễn biến xấu ập đến.

Chừng nào kinh tế Mỹ vẫn duy trì “sức khỏe” tốt, ông Trump vẫn có thể dẹp yên những luồng quan điểm chỉ trích từ phe phản đối trong nước, đồng thời nâng cao uy tín cá nhân, bảo vệ chiến dịch tái tranh cử Tổng thống năm 2020.

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung sẽ có kẻ bại trận, nhưng thời gian còn lại cho Trung Quốc không còn nhiều, và hiện phần thắng vẫn đang nghiêng về phía Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ai thượng phong trong thương chiến Mỹ - Trung?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO