Cơ hội từ thương chiến 2.0

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 22/06/2024 03:00

Mỹ và châu Âu đã sử dụng các biện pháp không khuyến khích đối với hàng loạt sản phẩm đại diện cho xu thế kinh tế mới của Trung Quốc.

Với các động thái mới của Mỹ và châu Âu, nhiều chuyên gia cho rằng thương chiến 2.0 đã bắt đầu.

 Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại triển lãm ô tô Detroit. Ảnh: Bloomberg

Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại triển lãm ô tô Detroit. Ảnh: Bloomberg

>> Xe điện Trung Quốc khó giải "bài toán" ở phương Tây

Không còn cách nào khác?

Suốt năm 2023 và gần một nửa năm 2024, Mỹ đã cử rất nhiều quan chức cấp cao trong lĩnh vực kinh tế, thương mại đến Bắc Kinh. Mục đích của ông Joe Biden là thuyết phục Trung Quốc tiết chế công suất xe điện, pin xe điện, tấm năng lượng mặt trời. Lần gần nhất, Bộ trưởng Thương mại Mỹ có chuyến công du 5 ngày đến Trung Quốc, nhưng không có bất kỳ thỏa thuận nào được tuyên bố. Ngày 14/5, chính quyền Biden đã tăng thuế xe điện nhập khẩu của Trung Quốc từ 27,5% lên 102,5%. Lý do được chính quyền Biden đưa ra là để bù đắp các hoạt động và trợ cấp không công bằng của Trung Quốc.

Trước đó 2 ngày, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công du châu Âu “đối thoại 3 bên” nhưng Liên minh châu Âu (EU) vẫn quyết định tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc từ 10% lên mức cao nhất 38%. Phía EU cho rằng, họ không còn cách nào khác phải bảo vệ ngành xe điện nội địa trước hàng giá rẻ, bị nghi vấn trợ cấp. Trong khi phía Trung Quốc cáo buộc EU đã “chính trị hoá” và “vũ khí hoá” các vấn đề thương mại.

Cùng cảnh ngộ với xe điện còn có chất bán dẫn, pin lithium, tấm năng lượng mặt trời, thép, nhôm, thiết bị y tế Trung Quốc bị tăng thuế từ 7,5% - 50%. Các nhà phân tích cho rằng, quy mô thương chiến “tay ba” lần này có thể mở rộng gấp đôi nếu như Bắc Kinh trả đũa tương ứng.

Sự thất bại của các cuộc đàm phán thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ và EU đã cho thấy tính chất phức tạp của vấn đề này - liên quan mật thiết đến tương lai của kinh tế xanh - quyết định đến vị thế các cường quốc và khu vực.

Không giống như cách đây 1 thế kỷ, việc làm chủ công nghệ động cơ đốt trong và ngành vi mạch đã giúp Mỹ, châu Âu, Nhật Bản vươn lên trở thành 3 trung tâm kinh tế, tài chính thống trị thế giới. Khi đó, Trung Quốc, Ấn Độ đứng ngoài cuộc chơi. Tình thế nay đã khác, sức mạnh kinh tế hiện tại và tương lại sẽ được đại diện bởi chất bán dẫn, chip, xe điện, năng lượng tái tạo. Thế nhưng, phương Tây tỏ ra “đuối sức”. Không ít quan chức Mỹ, châu Âu thừa nhận thực tế này.

Vì vậy, Mỹ chủ trương khởi xướng đồng thời hai nhiệm vụ lớn: Thứ nhất, cấp tập dịch chuyển, xây dựng chuỗi cung ứng mới ngoài Trung Quốc. Thứ hai, sử dụng biện pháp thuế quan ngăn chặn những ngành công nghiệp Trung Quốc đang nắm lợi thế.

>> Ngành ô tô châu Âu "nổi giận", EU sẽ đảo ngược chính sách thuế?

Ví dụ, “trái tim” của xe điện là khối pin lithium, nhưng phương Tây bị vướng tiêu chuẩn môi trường quá khắt khe nên khai khoáng, chế biến đất hiếm không được đầu tư. Trong khi đó, Trung Quốc đã trả giá đất đắt để trở thành quốc gia số 1 thế giới về chuỗi cung ứng này.

 Solar BK hiện là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm pin năng lượng mặt trời “made in Việt Nam”

Solar BK hiện là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm pin năng lượng mặt trời “made in Việt Nam”

Tìm “cơ” trong “nguy”

Bất kỳ cuộc chiến thương mại nào cũng là nguy cơ với tất cả. Trên phương diện tổng quát, mọi tác động tiêu cực đều đổ lên ngành kinh tế xanh toàn cầu. Bởi vì, tiến trình chuyển đổi phương thức kinh tế, năng lượng đang chững lại khi thế giới sẽ không còn được thừa hưởng chi phí rẻ từ Trung Quốc.

Thương chiến sẽ gây ra bầu không khí ngột ngạt với thương mại toàn cầu, nguy cơ trừng phạt thứ cấp luôn rình rập nếu các nước thứ ba “xuất khẩu thô” sản phẩm Trung Quốc sang Âu, Mỹ. Đây là vấn đề đáng lo ngại nhất ở các nền kinh tế nhận nhiều đầu tư từ Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế xanh.

Theo thống kê mới nhất, 99% pin năng lượng mặt trời lắp ráp cho các công trình tại Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc. Không ít doanh nghiệp sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời rơi vào vòng ảnh hưởng khi mức thuế nhập khẩu vào Mỹ tăng thêm 25%. Đáng nói, hầu hết doanh nghiệp trong ngành này đến từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, các sản phầm “thuần Việt” lại đứng trước nhiều cơ hội không thể tốt hơn để thâm nhập thị trường Mỹ. Ví dụ, Solar BK và công ty con IREX solar hiện là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm “made in Việt Nam” có chi nhánh ở Mỹ, đủ thực lực tham gia sân chơi lớn, thế chân các nhà cung cấp Trung Quốc.

Một phần chuỗi cung ứng sẽ dịch chuyển khỏi Trung Quốc, chuyển sang Việt Nam và các nền kinh tế cận biên với Mỹ. Ở một xu hướng khác, “friendshoring” sẽ phát huy tác dụng; tức là doanh nghiệp Mỹ và châu Âu sẽ đặt nhà máy tại các quốc gia có quan hệ ngoại giao thân thiện. Việt Nam hoàn toàn đáp ứng tiêu chí này nhờ quan hệ ở mức tốt nhất với cả 3 bên.

Có thể bạn quan tâm

  • Quốc gia nào hưởng lợi từ cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung?

    Quốc gia nào hưởng lợi từ cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung?

    03:30, 22/05/2024

  • Cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung:

    Cuộc chiến thuế quan Mỹ - Trung: "Hé lộ" quốc gia bị liên lụy

    03:30, 17/05/2024

  • Chất xúc tác mới cho chiến tranh thương mại

    Chất xúc tác mới cho chiến tranh thương mại

    03:30, 23/05/2024

  • Tranh cãi xe điện, chiến tranh thương mại EU – Trung Quốc sắp bùng nổ?

    Tranh cãi xe điện, chiến tranh thương mại EU – Trung Quốc sắp bùng nổ?

    04:00, 18/09/2023

  • Doanh nghiệp Mỹ

    Doanh nghiệp Mỹ "lao đao" vì chiến tranh thương mại với Trung Quốc

    03:30, 21/08/2023

  • Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang thế nào?

    Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang thế nào?

    05:30, 06/11/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Cơ hội từ thương chiến 2.0
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO