Airbus, với vấn đề của riêng họ, liệu có thể vượt qua Boeing?

Diendandoanhnghiep.vn Nỗi đau của Boeing là lợi thế của đối thủ Airbus từ châu Âu – nhưng lợi thế đó có thể không tồn tại lâu trừ khi nhà sản xuất máy bay này có thể gia tăng năng suất.

Giám đốc điều hành của Airbus là Guillaume Faury cho biết trong một hội nghị đầu tháng 3 rằng các vấn đề quy định, sản xuất và an toàn thường được ghi lại của Boeing không có lợi cho toàn ngành công nghiệp. Tất nhiên trong đó có vài phần sự thật. Nhưng trên thực tế, cả hai đều bị khóa vào nhau trong một cuộc chiến khốc liệt kéo dài hàng thập kỷ, và những rắc rối của công ty sản xuất máy bay đến từ Mỹ mang lại lợi ích đáng kể cho Airbus.

Airbus, với trụ sở đặt tại Toulouse, Pháp, đã nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn Boeing trong năm 2024 và bàn giao được nhiều máy bay hơn (79 chiếc, trong khi của Boeing là 54 chiếc), giành được thị phần tại thị trường máy bay thân-hẹp (hay máy bay một-lối-đi) – về cơ bản là cuộc cạnh tranh trực tiếp giữa Boeing 737 MAX và dòng A320 của công ty châu Âu.

Theo chuyên gia phân tích Ken Herbert của RBC Capital Markets, Airbus nắm giữ 61% thị trường máy bay thân hẹp, dù cho Boeing vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong thị trường máy bay thân rộng.

Khoảng cách ngày một lớn này có thể được thể hiện rõ ràng nhất thông qua hiệu suất hoạt động cổ phiếu của hai công ty. Airbus đã tăng 22% lên tới 170,28 EUR (184,33 USD) cho mỗi cổ phiếu trong năm nay, đạt được mức giá cao mới trong quá trình này. Trong khi đó, cổ phiếu của Boeing lại sụt giảm đến 27%.

Airbus có động lực rất lớn, đây cũng là hãng được nhiều công ty hàng không ưa thích. United Airlines Holdings đã lên tiếng bày tỏ mong muốn có thêm những chiếc máy bay A321. Japan Airlines lần đầu tiên đã đặt mua những chiếc máy bay A321neo – trước đây, hãng này là khách hàng máy bay thân hẹp độc quyền của Boeing. Đó rõ ràng là một chiến thắng dành cho Airbus, và cho thấy những nỗ lực của các hãng hàng không trong việc đa dạng hóa nhà sản xuất có thể giúp cho công ty giành được nhiều thị phần hơn.

Cổ phiếu của hai công ty sản xuất máy bay đã phân hóa từ đầu năm nay

Cổ phiếu của hai công ty sản xuất máy bay đã phân hóa từ đầu năm nay

Tuy nhiên, câu chuyện không đơn giản như vậy. Số đơn hàng tồn đọng chưa được thực hiện của Airbus đã lên tới 8.599 chiếc (tính đến cuối tháng 1), một kỷ lục trong ngành. Nói cách khác, với tốc độ sản xuất hiện tại, sẽ phải chờ tới hơn một thập kỷ để có được một chiếc máy bay.

“Airbus đang giành lấy chiến thắng nhiều hết mức có thể,” chuyên gia phân tích Bert Subin của Stifel Nicolaus trả lời Barron’s. “Vấn đề chính đối với Airbus là trở nên thống trị quá mức, nên sẽ không thể nhận được một chiếc máy bay tận cho đến những năm 2030, và đó là vấn đề đối với các hãng hàng không đang muốn phát triển.”

Bert Subin đặt xếp hạng “Mua” cho cổ phiếu của Boeing và mức giá mục tiêu cho thấy mức tăng trưởng 42% so với mức giá gần đây. Trong khi đồng nghiệp Marc Zeck cũng xếp hạng “Mua” cho cổ phiếu của Airbus nhưng mức giá mục tiêu lại thể hiện mức giảm 3%.

Mặt trái sự tăng trưởng của Airbus trong năm nay là cổ phiếu hiện đắt hơn một chút so với mức giá bình quân 5 năm, giao dịch ở mức gấp 24,2 lần thu nhập tương lai, cao hơn mức bình quân 21,8. Mức giá này vẫn rẻ hơn so với của Boeing, hiện đang giao dịch ở mức gấp 65,7 lần thu nhập dự kiến trong 12 tháng tới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Airbus, với vấn đề của riêng họ, liệu có thể vượt qua Boeing? tại chuyên mục Thông tin doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714415478 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714415478 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10