Khủng hoảng truyền thông xảy ra mà không được báo trước, nên doanh nghiệp cần xây dựng sẵn kịch bản ứng phó.
Còn nhớ trước đây tờ New York Times đã đăng một bài viết về môi trường làm việc tại Amazon. Bài báo này đã thực sự gây sốc toàn cầu bởi không ai ngờ rằng một tập đoàn nổi tiếng ở một đất nước văn minh như vậy lại có môi trường làm việc khắc nghiệt đến thế.
BÀI HỌC NHỚ ĐỜI
Ngay sau khi bài báo nói trên được đăng tải, trong khi Amazon chưa có bất kỳ động thái phản ứng nào, thì Nick Ciubotariu, một nhân viên của Amazon đã có bài viết với lời lẽ rất chân thành đăng trên LinkedIn, phản
biện lại từng vấn đề mà bài báo này đưa ra. Ngay sau khi được đăng tải, bài viết của Nick Ciubotariu đã được lan tỏa mạnh mẽ, thu hút được hơn 1 triệu lượt xem trên Linkedin, sau đó được chia sẻ trên nhiều mạng xã hội.
Dù chưa biết đây có phải là chủ ý của Amazon hay không, nhưng bài viết của Nick Ciubotariu đã khiến dư luận có cái nhìn tích cực về tập đoàn này. Đây được coi là bàn cứu nguy trông thấy đối với Amazon trong bối cảnh doanh nghiệp này đang bị khủng hoảng truyền thông.
Có thể bạn quan tâm
13:51, 01/10/2019
11:02, 26/09/2019
15:30, 18/09/2019
07:56, 26/07/2019
07:00, 27/07/2019
Trên thực tế, tất cả các doanh nghiệp, kể cả Amazon, đều có điều khoản trong hợp đồng lao động, hoặc có quy chế quy định nhân viên không được thay mặt doanh nghiệp phát ngôn, trừ khi được sự cho phép của Ban lãnh đạo doanh nghiệp. Tuy nhiên, Nick Ciubotariu đã thoát khỏi quy định này, khi tuyên bố ngay từ đầu bài viết rằng đây là ý kiến của cá nhân mình.
Trong bức thư bộc bạch tâm sự của mình với các cán bộ, nhân viên, CEO Amazon Jeff Bezos chia sẻ chấp nhận bài viết của Nick Ciubotariu như là thông cáo báo chí của tập đoàn này. Các chuyên gia truyền thông đánh giá đây là cách xử sự khôn khéo của Jeff Bezos, vì vào thời điểm Amazon bị khủng hoảng truyền thông, nếu tập đoàn này đưa ra thông cáo báo chí chính thức, chưa chắc đã có hiệu quả bằng bài viết của Nick Ciubotariu, thậm chí còn phản tác dụng.
Từ câu chuyện của Amazon đã làm dấy lên câu hỏi phải chăng cách xử lý khủng hoảng truyền thông đã theo một xu hướng mới khi các nền tảng xuất bản miễn phí như LinkedIn…, hay nhiều mạng xã hội, như Facebook, Tweeter, Instagram… đang trở nên ngày càng phổ biến và có tốc độ lan tỏa cực kỳ lớn?
Các chuyên gia truyền thông cho rằng, các công cụ xử lý khủng hoảng truyền thông đều có tính 2 mặt, tùy theo điều kiện thực tế mà doanh nghiệp áp dụng để đạt được hiệu quả cao nhất. Ngay cả với cách nhân viên của Amazon cứu nguy cho tập đoàn này thoát khỏi khủng hoảng truyền thông cũng không thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp; nếu áp dụng phương pháp này thì công tác truyền thông nội bộ của doanh nghiệp phải cực kỳ tốt. Nếu không, khủng hoảng truyền thông sẽ càng nghiêm trọng hơn.
ĐỪNG “MẤT BÒ MỚI LO LÀM CHUỒNG”
Tính 2 mặt của truyền thông nội bộ đôi khi đẩy doanh nghiệp vào tình thế nguy hiểm. Chẳng hạn, dù vô hình hay cố ý, những bí mật kinh doanh, bí quyết công nghệ… của doanh nghiệp bị tiết lộ trên trang tin nội bộ, hay mạng xã hội. Trên thực tế đã có doanh nghiệp bị mất hợp đồng, mất khách hàng... do bị lộ thông tin trên các kênh truyền thông nội bộ.
Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không làm công tác truyền thông nội bộ để bảo mật thông tin của doanh nghiệp một cách tuyệt đối, thì lại có nguy cơ bị khủng hoảng truyền thông nội bộ, dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Trên thực tế, khủng hoảng truyền thông nội bộ đã từng diễn ra ở nhiều doanh nghiệp, mà xuất phát điểm
thường là không tìm được tiếng nói chung giữa Ban lãnh đạo và đội ngũ nhân viên. Điển hình nhất là vụ biểu tình của các nhân viên phi hành đoàn British Airways vào năm 2010 nhằm phản đối việc ngừng tăng lương và sự khác biệt trong điều kiện làm việc của nhân viên mới… Trước đó, nếu British Airways tổ chức tốt công tác truyền thông nội bộ, thì đã không dẫn tới sự việc đáng tiếc nói trên.
Bởi vậy, để tránh khủng hoảng truyền thông nội bộ, Giám đốc điều hành doanh nghiệp cần tạo ra các kênh thông tin giúp nhân viên hiểu được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời mở ra các kênh trao đổi thông tin giữa Ban lãnh đạo và các nhân viên. Đặc biệt, các trưởng bộ phận trong doanh nghiệp cần truyền tải đầy đủ, chính xác cho mỗi nhân viên của mình về chiến lược, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp để các bộ phận phối hợp ăn ý với nhau, tránh chồng chéo công việc, cũng như tranh chấp quyền lợi. Khi đó, nếu xảy ra bất kỳ vấn đề gì đối với doanh nghiệp, họ sẽ cùng nhau đoàn kết, chung lưng đấu cật để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Một chuyên gia tư vấn chiến lược truyền thông cho rằng, nếu xảy ra khủng hoảng truyền thông, doanh nghiệp cần tuân thủ một số nguyên tắc xử lý khủng hoảng: phải thừa nhận với công chúng về việc doanh nghiệp đang bị khủng hoảng; có đầu mối phát ngôn thay mặt doanh nghiệp khi xảy ra khủng hoảng, nhất là khi công chúng đang có những thắc mắc, tò mò; thông tin được cung cấp phải trung thực tuyệt đối; quan trọng nhất là thái độ cầu thị của doanh nghiệp… “Doanh nghiệp cần xây dựng sẵn các kịch bản xử lý khủng hoảng truyền thông, đừng chờ đến khi xảy ra khủng hoảng mới xây dựng kịch bản ứng phó”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.