Amazon và Alibaba “cuộc chiến tranh lạnh” ở Việt Nam

NGỌC TÚ (tổng hợp) 28/06/2021 03:23

Những gã khổng lồ thương mại điện tử như Amazon và Alibaba đang có một "cuộc chiến tranh lạnh" tại thị trường Việt Nam.

Đây không phải là lần chạm trán đầu tiên của hai doanh nghiệp này, vì Alibaba đã "tấn công" Amazon tại thị trường Mỹ bằng cách tung ra dịch vụ điện toán đám mây để cạnh tranh với dịch vụ Amazon Web Services và đầu tư vào một số công ty Mỹ. Ngược lại, Amazon cũng đã "tuyên chiến" với Alibaba tại thị trường đông dân nhất thế giới khi ra mắt dịch vụ giao hàng Amazon Prime (Amazon Prime còn cung cấp cả dịch vụ streaming nhạc và video).

Với Amazon, Việt Nam là một phần trong chiến lược tiếp cận các nhà cung ứng trong khu vực châu Á. Rất nhanh chóng, chiến lược này bắt đầu mang về trái ngọt với số lượng các nhà bán hàng gốc Việt đang xuất khẩu ít nhất một triệu USD giá trị hàng hóa, tăng gấp 3 lần năm 2020. Các sản phẩm bán chạy nhất gồm dụng cụ nhà bếp, đồ thủ công, đồ gia dụng, sản phẩm may mặc...

Ông Vũ Vinh Phú, nguyên Phó Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội cho biết, thị trường Việt Nam rất tiềm năng, là mảnh đất màu mỡ thu hút đầu tư của nhiều đại gia thương mại điện tử nước ngoài. Hiện doanh thu thương mại điện tử của Việt Nam mới khoảng trên 3% trong tổng doanh thu bán lẻ, rất thấp so với tỷ lệ 8% của thế giới. Vì thế, ông cho rằng, các tập đoàn thương mại điện tử nước ngoài, trong đó có Amazon, chắc chắn sẽ vào Việt Nam, còn vào như thế nào, quy mô, thời gian ra sao... do họ quyết định.

Trong khi đó, mô hình kinh doanh của Alibaba giống như một chợ điện tử. Trang bán hàng lớn nhất của công ty, Taobao, cung cấp nền tảng cho người bán và người mua trao đổi hàng hóa, tượng tự như eBay. Trang web này không lấy hoa hồng từ người bán nhưng muốn xếp hạng ở vị trí cao hơn trên website, người bán phải trả một khoản phí nhất định. Công ty cũng sở hữu Tmall, nơi những người bán buôn trên toàn thế giới có thể giao thương, mua hàng từ các đại lý Trung Quốc. Alibaba cũng không sở hữu nhà kho nào vì thế việc mở rộng quy mô đơn giản hơn.

Hiện cả Amazon và Alibaba đều nhận được sự hỗ trợ từ cơ quan chức năng các cấp tại Việt Nam. Nằm trong chiến lược phát triển nền kinh tế số, các cơ quan chức năng của Việt Nam đang làm việc với Amazon để tổ chức nhiều buổi đào tạo cho hàng trăm doanh nghiệp tại các địa bàn trên cả nước. Tại đây, các nhà cung cấp hàng hóa được học cách thực hiện mọi thứ từ đăng sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu cho tới vận chuyển hàng hóa thông qua Fulfillment by Amazon (Do Amazon thực hiện). 

Tuy nhiên, ở góc độ này, cuộc đua giữa Amazon và Alibaba trên thị trường Việt sẽ gay cấn và chưa biết ai có thể thắng nhưng trước hết người tiêu dùng và các doanh nghiệp sẽ hưởng lợi. Ví dụ, một ngày không xa VN sẽ có nhiều bưu phẩm được giao bằng máy bay không người lái và người tiêu dùng sẽ nhận được sản phẩm chỉ vài giờ sau khi đặt hàng. 

Có thể bạn quan tâm

  • Amazon sẽ thiệt hại ra sao nếu bị “buộc” phải bán mảng logistics?

    Amazon sẽ thiệt hại ra sao nếu bị “buộc” phải bán mảng logistics?

    05:00, 25/06/2021

  • Alibaba tái cấu trúc tài chính, thu xếp các khoản tiền phạt khổng lồ

    Alibaba tái cấu trúc tài chính, thu xếp các khoản tiền phạt khổng lồ

    05:10, 16/06/2021

  • Tập đoàn Alibaba rót vốn vào nền tảng tiêu dùng bán lẻ của Masan

    Tập đoàn Alibaba rót vốn vào nền tảng tiêu dùng bán lẻ của Masan

    04:29, 19/05/2021

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Amazon và Alibaba “cuộc chiến tranh lạnh” ở Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO