Amazon và sự cáo chung của thế lực thương mại trung gian?

Diendandoanhnghiep.vn Một nhóm các nhà lập pháp Mỹ đang xây dựng kế hoạch chi tiết nhằm phân tán quyền lực của Amazon.

Kế hoạch nói trên chưa được tiết lộ hoàn toàn, song theo các nhà phân tích, nó có thể mở đầu cho thời kỳ mà các gã công nghệ không còn ung dung tồn tại với quy mô khổng lồ tất cả trong một.

 Các nhà lập pháp Mỹ đang muốn chia nhỏp/Amazon để chống độc quyền của tập đoàn này. Ảnh: Bloomberg

Các nhà lập pháp Mỹ đang muốn chia nhỏ Amazon để chống độc quyền của tập đoàn này. Ảnh: Bloomberg

Không còn cách nào khác

Amazon chính là “người môi giới” vĩ đại nhất lịch sử thương mại thế giới với doanh thu năm 2020 đạt 197 tỷ USD. Đóng vai trò cầu nối online giữa sản xuất và tiêu dùng, Amazon đã nâng tầm khâu phân phối thành chuyên môn hóa cao độ.

Không một ai có thể marketing giỏi hơn các công ty thương mại điện tử, bởi vì họ sở hữu lượng dữ liệu khách hàng khổng lồ, bao gồm giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, nơi cư trú, thị hiếu,… Thậm chí, Amazon còn đóng vai trò tư vấn cho nhà sản xuất, lẫn người tiêu dùng.

Nếu bắt buộc Amazon chỉ bán những gì mình có thì không khác gì buộc tập đoàn khổng lồ này ngưng hoạt động, vì họ không sản xuất thứ gì cả, nhưng có thể bán bất cứ thứ gì.

Tuy vậy, với quyền lực hiện có, các nhà lập pháp Mỹ không dễ gì có thể bắt Amazon tuân lệnh. Ông Joel Mitnick, một thành viên trong nhóm chống độc quyền tại Công ty Luật Cadwalader, cho biết: “Chia tách các công ty là rất khó, chia tách các công ty được khách hàng yêu mến còn khó hơn nữa”.

Điều gì xảy ra tiếp theo?

Người Mỹ từng có kinh nghiệm giải quyết mối họa độc quyền khi bắt buộc tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Standard Oil phân tách thành 34 công ty nhỏ hơn hồi thế kỷ 19. Do đó, giải quyết Amazon không phải là không thể!

Tuy nhiên, sự sụp đổ của trung gian thương mại sẽ tác động không nhỏ đến khâu phân phối, làm đứt gãy cầu nối giữa nhà sản xuất và khách hàng tiêu thụ, đồng thời làm đảo lộn trải nghiệm mua sắm đã trở thành “cơn nghiện” của hàng tỷ người.

Nếu điều nói trên xảy ra, một bộ phận rất lớn nhà sản xuất sẽ phải tự đi tìm khách hàng, hoặc chỉ bán được hàng qua kênh phân phối của chính họ.

Như vậy, các công ty sản xuất phải làm nhiệm vụ của nhà phân phối. Điều này rất giống với Trung Quốc khi mới đây họ đã cấm các hãng bảo hiểm phân phối dịch vụ trực tuyến qua bên thứ ba.

Phải chăng, thương mại điện tử đã đến hồi kết? Nếu như Amazon từ bỏ trung gian thương mại, cũng có nghĩa thương mại điện tử bị chặn phần lớn, cái chết chỉ đến với các công ty Internet tiêu dùng, chuyên phân phối như Amazon, Alibaba, JD.com…

Khi đó, xu hướng mới sẽ xuất hiện, mảng trung gian thương mại điện tử khổng lồ sẽ sáp nhập, hoặc hợp tác chặt hơn với nhà sản xuất, tức là hợp nhất khâu sản xuất và phân phối thành một.

Cơ hội mở ra với các công ty muốn tự mình bán hàng mà không phải bị chèn ép bởi các trung gian thương mại điện tử “cá mập”. Thương mại điện tử vẫn là xu thế, nhưng có thể sẽ không còn chỗ cho các “siêu” môi giới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Amazon và sự cáo chung của thế lực thương mại trung gian? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714083601 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714083601 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10