An ninh năng lượng và câu chuyện của Quảng Ninh

Diendandoanhnghiep.vn Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển nguồn năng lượng tái tạo, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng hóa thạch.

>>> Quảng Ninh: Động lực nào để phát triển kinh tế cảng biển?

>>> Quảng Ninh: Chuyển điện than chưa đầu tư sang điện khí, điện gió

Tiềm năng … điện khí

Tháng 10/2021, tỉnh Quảng Ninh đã khởi động dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh với kinh phí đầu tư hơn 47.400 tỷ đồng (tương đương hơn 2 tỷ USD).

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ Dự án nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide vào cuối tháng 10/2020

Lễ ký kết biên bản ghi nhớ Dự án nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh trong khuôn khổ chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide vào cuối tháng 10/2020

Trước đó, tỉnh Quảng Ninh đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung Dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh công suất 1.500MW (giai đoạn 1) tại phường Cẩm Thịnh, TP Cẩm Phả vào Quy hoạch điện VII điều chỉnh tại Văn bản số 1409/TTg-CN ngày 17/10/2020.

Ngay sau khi khởi động dự án, địa phương đã phối hợp chặt chẽ với liên danh nhà đầu tư là Tổng Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (PV Power), Công ty CP Cơ khí và Lắp máy Việt Nam cùng hai nhà đầu tư Nhật Bản là Tokyo Gas và Marubeni triển khai thực hiện các bước theo kế hoạch. Theo đó, dự kiến công tác chuẩn bị đầu tư dự án hoàn thành trong quý I/2022, thời gian đầu tư Dự án từ quý II/2022 đến quý II/2027 để hoàn thành, đưa vào khai thác trong quý III/2027.

Theo ông Cao Tường Huy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ninh đã cho biết, Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh được thiết kế sử dụng công nghệ tua bin khí chu trình hỗn hợp có hiệu suất cao trên 62%, được chế tạo bởi các nhà sản xuất tua bin khí hàng đầu trên thế giới như: GE(Mỹ), Siemens (Đức), Mitsubishi (Nhật Bản)…

Đồng thời, Nhà máy sẽ sử dụng khí nhiên liệu hóa lỏng nhập khẩu với lượng tiêu thụ khoảng 1,2 triệu tấn/năm, đây là loại nhiên liệu sạch, góp phần đảm bảo giảm phát thải, bảo vệ môi trường. Dự kiến khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 9 tỷ kWh điện/năm, là nguồn điện bổ sung quan trọng, cần thiết, kịp thời cung cấp cho nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng tăng của tỉnh và cho khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong thời gian xây dựng, Nhà máy cũng sẽ giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Đối với tỉnh, dự án có quy mô đầu tư lớn và công nghệ tiên tiến cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp điện, tạo cơ hội để phát triển các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là ngành công nghiệp khí và đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng 57.700 tỷ đồng trong vòng 25 năm.

>>> Quảng Ninh: Mở cửa đón nhà đầu tư ngành công nghiệp chế biến, chế tạo

Được biết, tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu các sở, ngành và TP Cẩm Phả gấp rút hoàn thiện các thủ tục để cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư; yêu cầu TP Cẩm Phả thực hiện đúng cam kết đến tháng 6/2022 hoàn thành giải phóng và bàn giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư.

phối cảnh dự kiến của Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh

Phối cảnh dự kiến của Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh

Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng đã có văn bản báo cáo, đề xuất Bộ Công Thương bổ sung Dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh (giai đoạn 2) vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; dự án có quy mô công suất 1.500MW được đầu tư xây dựng nằm cạnh vị trí Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh 1.500MW đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận; dự án gồm 2 tổ máy công suất 750MW/tổ và có hạ tầng dùng chung với Dự án nhà máy được duyệt (Tuyến đường dây đấu nối từ trạm 500KV Quảng Ninh về nhà máy; hệ thống kho cảng; sân phân phối điện; hệ thống tái hóa khí và đề xuất đưa vào vận hành giai đoạn 2026-2027).

Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh: Việc phát triển đồng bộ 2 nhà máy sẽ giảm đáng kể chi phí, thời gian đầu tư, phát huy hiệu quả dự án, đặc biệt đáp ứng nhanh một phần nhu cầu sử dụng điện của khu vực miền Bắc, nơi được dự báo có nhu cầu sử dụng điện lớn trong thời gian tới.

Lợi thế phát triển điện gió

Với mục tiêu “xây dựng Quảng Ninh là cực tăng trưởng, là cửa ngõ hợp tác kinh tế quốc tế, là nguồn cung cấp nguyên liệu và năng lượng của quốc gia". Được biết, tỉnh Quảng Ninh đã đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cho phép chuyển sang điện khí, định hướng quy hoạch tại KCN cảng biển Hải Hà; đồng thời đề nghị bổ sung quy hoạch các dự án điện khí tại khu vực có tiềm năng tại huyện Hải Hà và TX Quảng Yên trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh.

Cụm nhà máy nhiệt điện ở Mông Dương, Cẩm Phả

Cụm nhà máy nhiệt điện ở Mông Dương, Cẩm Phả

Cùng với đó, tỉnh cũng đề nghị bổ sung quy hoạch phát triển điện gió giai đoạn 2021-2040 tại địa phương là 5.000MW (gió ngoài khơi là 3.000MW, gió trên bờ 2.000MW), trong đó giai đoạn 2021-2030 là 2.500MW (gió ngoài khơi là 500MW, gió trên bờ 2.000MW).

Đề xuất này được tỉnh Quảng Ninh đưa ra nhằm khai thác những lợi thế nổi trội về nguồn năng lượng tái tạo trên địa bàn, nhất là về điện gió. Quảng Ninh được Viện Năng lượng khảo sát, đánh giá là địa phương có tiềm năng phát triển điện gió rất to lớn trên đất liền và ngoài khơi, với tổng công suất khoảng 15.397MW. 

Trong đó: Điện gió ngoài khơi khoảng 13.000MW dọc theo đường bờ biển. Hiện, Quảng Ninh đang được đánh giá cùng với Ninh Thuận, Bình Thuận đang là những địa phương đứng đầu cả nước về tiềm năng sản xuất điện gió ngoài khơi. Điện gió trên bờ khoảng 2.397MW, tập trung nhiều nhất tại đảo Cô Tô, vùng núi cao của TP Hạ Long, huyện Bình Liêu với khả năng lắp đặt tuabin gió công suất lớn từ 1,5-2MW tại những vị trí rất thuận lợi tiếp cận hệ thống truyền tải điện.

Hiện nay, có nhiều nhà đầu tư đã đến Quảng Ninh khảo sát, đề nghị được nghiên cứu đầu tư các dự án điện gió ngoài khơi cũng như trên bờ. Được biết Liên danh Tập đoàn Cường Thịnh Thi và Tập đoàn Xuân Thiện vừa có văn bản đề xuất được khảo sát, nghiên cứu lập dự án nhà máy điện gió ngoài khơi của tỉnh Quảng Ninh với công suất 3.000MW (giai đoạn 1: 500MW đưa vào vận hành năm 2030, giai đoạn 2: 1.000MW đưa vào vận hành năm 2031-2035, giai đoạn 3: 1.500MW vận hành giai đoạn 2036-2040) và 2.000MW điện gió trên bờ (giai đoạn 1: 1.000MW đưa vào vận hành năm 2021-2025, giai đoạn 2: 1.000MW đưa vào vận hành năm 2026-2030) và Công ty CP Năng lượng Sóc Trăng đề xuất thực hiện Quy hoạch điện gió ngoài khơi tỉnh Quảng Ninh.

Công nhân vận hành tại Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 (báo Quảng Ninh)

Công nhân vận hành tại Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 (báo Quảng Ninh)

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã quan tâm, đề xuất nghiên cứu phát triển nguồn điện gió trên địa bàn tỉnh như: Liên danh nhà đầu tư Công ty CP Đầu tư xây dựng và Phát triển Trường Thành và Công ty CP Tư vấn xây lắp đầu tư An Phú Quảng Ninh, Công ty CP Năng lượng An Xuân, Công ty CP Năng lượng Sóc Trăng đề xuất nghiên cứu phát triển điện gió trên bờ tại một số khu vực thuộc xã vùng cao của TP Hạ Long, huyện Bình Liêu, Hải Hà và Cô Tô.

Với mục tiêu trở thành trung tâm năng lượng quốc gia và việc phát triển điện khí LNG, khai thác tiềm năng điện gió rất to lớn, vô tận trên đất liền và ngoài khơi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang “xanh" của tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết An ninh năng lượng và câu chuyện của Quảng Ninh tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713434422 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713434422 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10