Đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét cho Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh áp dụng cơ chế đặc thù để chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng.
Thảo luận tại Hội trường sáng 9/11 về nội dung đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, phát triển hợp tác xã, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thành Nam (Phú Thọ) nêu rõ, phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức hợp tác đa dạng mà nòng cốt là hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi như người lao động, các hộ sản xuất kinh doanh, góp phần phục hồi kinh tế và thích ứng với tình hình mới.
Theo báo cáo của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, đến tháng 6.2021 cả nước có trên 26.000 hợp tác xã, trong đó hợp xã nông nghiệp là trên 17.000, phi nông nghiệp trên 7.000, hợp tác xã quỹ tín dụng nhân dân là 1.100 hợp tác xã, đã thu hút trên 6,8 triệu thành viên tạo việc làm thường xuyên cho trên 2,4 triệu lao động.
Có thể khẳng định, hợp tác xã đã tích cực tham gia vào chương trình OCOP, chương trình xóa đói giảm nghèo và chương trình xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, kinh tế tập thể, hợp tác xã vẫn còn nhiều hạn chế, số lượng, chất lượng hợp tác xã phát triển không đồng đều giữa các vùng và các địa phương, quy mô hợp tác xã đa số còn nhỏ, năng lực nội tại hợp tác xã còn yếu kém, tính liên kết giữa các thành viên chưa chặt chẽ, sức cạnh tranh trên thị trường còn yếu.
Để hợp tác xã phát triển đúng vai trò của mình, thúc đẩy kinh tế phát triển, đại biểu đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục quan tâm hơn nữa đến khu vực này, trong đó thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành các chính sách liên quan đến nâng cao nguồn nhân lực cho hợp tác xã, các chính sách về ứng dụng cái bộ phận kỹ thuật vào sản xuất, chính sách đầu tư nguồn lực kết cấu hạ tầng trong sản xuất nông nghiệp, chính sách liên kết thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách bền vững.
Trên cơ sở tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 Khóa 9 và 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 cần đề xuất sửa đổi, bổ sung những bất cập trong quy định của luật, trình Quốc hội xem xét, sửa đổi và hợp tác xã năm 2012 trong thời gian tới.
Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị tháo gỡ cơ chế trong lĩnh vực đất đai, tạo điều kiện đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Về điều chỉnh quy hoạch đất lúa và các loại đất rừng, trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia, Thủ tướng Chính phủ đã phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất và ban hành Nghị quyết Phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, trong đó xác định rõ diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và chỉ tiêu được phép chuyển mục đích trên sang mục đích phi nông nghiệp để phát triển kinh tế xã hội.
Nhưng khi triển khai thực hiện đến mỗi dự án mỗi công trình cần chuyển 10 ha lúa, 20 ha đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng 50 ha đất rừng sản xuất thì một lần nữa lại phải xin ý kiến các bộ, ngành để trình Thủ tướng Chính phủ. Thực tế việc làm này làm chậm tiến độ cho việc thực hiện các dự án đầu tư.
Do vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội xem xét cho Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh áp dụng cơ chế đặc thù để chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng theo đúng quy định, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt mà không phải xin ý kiến các Bộ, ngành để trình Thủ tướng Chính phủ lần thứ hai.
Có thể bạn quan tâm
Chương trình mục tiêu quốc gia triển khai rất chậm
11:00, 09/11/2021
Chuẩn bị chất vấn Bộ trưởng Y tế về phòng chống COVID-19, quản lý giá xét nghiệm COVID-19
05:00, 09/11/2021
Phòng, chống COVID-19: Một số địa phương lúng túng, thiếu nhất quán
10:00, 09/11/2021
Phòng ngừa tham nhũng trong chi phí phòng, chống dịch
11:44, 08/11/2021
Còn bộ phận cán bộ chủ quan, bị động trong phòng, chống dịch
10:54, 08/11/2021