Áp lực gia tăng trong tuần giáp Tết

Theo tinnhanhchungkhoan 28/01/2019 10:40

Hiện tại, mua thấp bán cao là chiến lược được ưu tiên. Sự thu hẹp khoảng cách giữa cơ sở và phái sinh là thuận lợi cho giao dịch phái sinh.

Áp lực có thể sẽ lớn dần qua từng phiên khi tâm lý đón Tết đang cận kề và cuộc họp của Fed sắp tới cũng sẽ khiến tâm lý càng thận trọng hơn trong tuần này.

35t234

Cuộc họp của Fed sắp tới cũng sẽ khiến tâm lý của nhà đầu tư càng thận trọng hơn trong tuần này

Cuộc họp của Fed sẽ là tâm điểm

Trong tuần này, một số vấn đề sẽ là tâm điểm thu hút sự chú ý của các thành viên thị trường, trong đó, nổi bật nhất là việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có phiên họp đầu tiên trong năm 2019. Mặc dù đây không phải là cuộc họp để đưa ra quyết định điều chỉnh các mục tiêu kinh tế nhưng những ý tưởng của Fed về lộ trình tăng lãi suất được giới đầu tư rất quan tâm.

Ở kỳ họp tháng 12/2018, Fed đã quyết định nâng lãi suất, nhưng những phát biểu gần đây cho thấy, cơ quan này sẽ cân nhắc kỹ hơn về quyết định của mình trong năm 2019 này.

Có thể bạn quan tâm

  • Chứng khoán tuần từ 28/1- 1/2/2019: Giằng co trong biên độ hẹp

    Chứng khoán tuần từ 28/1- 1/2/2019: Giằng co trong biên độ hẹp

    04:40, 28/01/2019

  • Chứng khoán Việt Nam đã về mức rẻ?

    Chứng khoán Việt Nam đã về mức rẻ?

    13:31, 25/01/2019

  • Thị trường chứng khoán sẽ chịu tác động bởi những yếu tố nào trong thời gian tới?

    Thị trường chứng khoán sẽ chịu tác động bởi những yếu tố nào trong thời gian tới?

    00:58, 26/01/2019

  • Kho magrin hút nhà đầu tư chứng khoán phái sinh

    Kho magrin hút nhà đầu tư chứng khoán phái sinh

    11:01, 24/01/2019

  • Các cơn

    Các cơn "co giật" chưa dứt trên thị trường chứng khoán

    11:47, 22/01/2019

  • Bản tin chứng khoán: ETF VN30 đảo danh mục sẽ tác động như thế nào đến thị trường?

    Bản tin chứng khoán: ETF VN30 đảo danh mục sẽ tác động như thế nào đến thị trường?

    16:42, 20/01/2019

  • Chứng khoán ngắn hạn: Điểm mua an toàn đã hình thành?

    Chứng khoán ngắn hạn: Điểm mua an toàn đã hình thành?

    13:00, 14/01/2019

Bên cạnh đó, mối lo ngại về sự giảm tốc của kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu. Cụ thể, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,4% trong quý IV/2018 so với cùng kỳ năm trước và tăng 6,6% trong cả năm 2018, mức tăng yếu nhất kể từ năm 1990.

Nhiều chuyên gia lo ngại rằng, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục sụt giảm, về gần ngưỡng 6% trong năm 2019. Ðiều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của nền kinh tế toàn cầu nói chung.

Một sự kiện nổi bật khác là việc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tìm cơ hội cho Việt Nam ở Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos. Ðây cũng là cơ hội để Việt Nam giới thiệu quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, nhất là việc triển khai các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam ký kết và đang đàm phán, trong đó có Hiệp định CTTPP và sắp tới là Hiệp định EVFTA. 

Sức ép sẽ lớn dần qua từng phiên

Chỉ số vẫn tiếp tục đà tăng trong tuần qua, tuy nhiên lực tăng của các chỉ số có dấu hiệu yếu dần qua từng phiên. Mức tăng không quá nhiều đi kèm với thanh khoản thấp, điều này cho thấy bên mua đang đặt ra sự hoài nghi về động lực tăng tiếp theo của chỉ số.

Nếu trong tuần trước, sự khó chịu của việc giao dịch phái sinh nằm ở chỗ khoảng cách giữa cơ sở và phái sinh là quá lớn thì đến tuần vừa qua khi cơ sở và phái sinh gần như đi cùng nhau thì dòng tiền đuối dần đem đến sự nghi ngờ không dễ chịu cho các nhà giao dịch.

Nhìn chung, góc nhìn phân tích kỹ thuật ủng hộ cho khả năng điều chỉnh sắp xảy ra khi dấu hiệu “tăng rướn” đang phản ánh khá rõ, nhất là khi các chỉ số VN30 và VN30F1920 đang lao dần tới các vùng kháng cự quan trọng quanh 870 - 875 điểm.

Ðiểm nhấn tích cực là bên cầu vẫn đang làm chủ tình hình, đường cầu đang tạo khoảng cách tương đối an toàn. Và cả 2 đường cung và cầu đang dao động ở mức rất thấp cho thấy dư địa tăng thêm về mặt sức mua vẫn rất dồi dào.

Khoảng 2 - 3 phiên gần đây, chỉ số liên tục có những phiên tăng nhưng dòng tiền lại không được cải thiện, thậm chí cầu giải ngân mới còn giảm, đây là rủi ro khá lớn trong ngắn hạn.

Xét cho cùng, áp lực cung bán ra hiện tại không thực sự quá nhiều khi đường cung đang ở mức rất thấp, mà vấn đề cốt yếu là do sự thận trọng của bên mua. Trong trường hợp xuất hiện nhịp điều chỉnh thì khả năng giảm sâu là không nhiều mà có thể chững lại tại một vùng đệm nào đó.

Ðáng chú ý, sau những nhịp bứt phá mạnh từ vùng đáy 20%, đà lan tỏa thị trường ở các cổ phiếu vốn hóa lớn đang leo lên vùng quá Mua. Trong quá khứ, đây là vùng giá sẽ chứng kiến sự rung lắc dữ dội. Ðồng thời, tín hiệu phân kỳ của đà lan tỏa so với diễn biến giá (đà lan tỏa giảm nhưng chỉ số thì tăng) đang báo hiệu những nguy hiểm sắp xảy ra.

ảnh 2

Đà lan tỏa theo vốn hóa & MA(10)

Bên cạnh đó, đà lan tỏa trung bình 10 phiên cũng đang tịnh tiến dần vào vùng quá mua. Mặc dù dư địa tăng so với mức đỉnh cũ là vẫn còn, nhưng khả năng xuất hiện áp lực điều chỉnh đang bắt đầu tăng dần. Ðà lan tỏa đang tạo điểm giao pha với đường MA(10) của chính nó, ngụ ý thị trường sẽ có bước ngoặt lớn xảy ra trong ngắn hạn, khi đà lan tỏa tạo thành điểm cắt xuống với MA(10) thì đó sẽ là tín hiệu xác nhận cho khả năng đảo chiều của chỉ số.

ảnh 3 Thống kê xác suất đầu tư ngắn hạn

Các cổ phiếu giữ xu hướng tăng gấp 4 lần so với cổ phiếu giảm

Ở góc nhìn về các cổ phiếu trụ, sự lan tỏa tích cực vẫn đang chiếm ưu thế. Các cổ phiếu đang giữ được xu hướng tăng gấp 4 lần so với các cổ phiếu giảm. Phần lớn các cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trong rổ VN30 đều nằm chung trong nhóm có tín hiệu ngắn hạn tích cực. 

Ở trạng thái tích cực, VIC, VNM, HPG, VJC, VPB là những gương mặt nòng cốt, trong đó VIC và VNM có tuần thứ 2 liên tiếp trở thành trụ đỡ mạnh nhất cho thị trường chung. Tuy nhiên, góc độ về dòng tiền và sức mạnh giá cho thấy, những dấu hiệu suy yếu ở các cổ phiếu này, đặc biệt là VNM, mà biểu hiện rõ ràng nhất là hiện tượng dòng tiền tăng nhưng giá không tăng. Do đó, áp lực có thể sẽ đến từ một vài cổ phiếu đã tăng trong thời gian vừa qua như VNM, VIC.

Ở chiều hướng ngược lại, trụ đỡ cho thị trường có thể được kỳ vọng ở nhóm ngành ngân hàng (VCB, VPB). Ðây là những cổ phiếu vẫn duy trì được sự ổn định về dòng tiền và đà tăng còn dư địa tiếp diễn. Tuần trước, diễn biến giá các cổ phiếu ngân hàng trở nên tích cực hơn trước những thông tin Chính phủ có kế hoạch cho phép các nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu cổ phần lớn hơn tại các ngân hàng. 

Chiến lược giao dịch: “Canh Short khi chỉ số thủng hỗ trợ”

Tâm lý chung của nhà đầu tư trong tuần vừa qua là thận trọng bất chấp việc chỉ số có đà tăng tương đối khá và diễn biến này có thể sẽ tiếp diễn trong tuần này khi tâm lý nghỉ Tết đang cận kề. Ngoài ra, cuộc họp của Fed trong tuần này cũng sẽ khiến giới đầu tư thận trọng hơn.

Dòng tiền đầu cơ tham gia phái sinh đang có sự chuyển hóa tâm lý rất rõ ràng từ trạng thái hưng phấn Long đuổi theo đà tăng, cho đến trạng thái thận trọng khi chỉ dám Long nếu giá có nhịp điều chỉnh. Những phiên cuối tuần cũng phần nào cho thấy sức ép của phe Short đang ngày càng lớn hơn, trong khi Long không thực sự quá hăng hái.

Các chỉ báo kỹ thuật cũng như sản phẩm chỉ báo tâm lý thị trường HSC (Ðà lan tỏa, Thống kê xác suất đầu tư) đang cho những tín hiệu phân kỳ khá rõ ràng. Ðây là những cơ sở để chúng tôi cho rằng, xác suất tham gia Short sẽ thành công cao hơn là tham gia Long trong tuần này.

Chiến lược ưu tiên là canh Short khi chỉ số VN30F1902 thủng các vùng hỗ trợ quan trọng 855 - 860 điểm. Ðây được xem là vùng giá then chốt, nếu vùng này bị phá vỡ thì xu hướng hồi sẽ kết thúc và mục tiêu có thể là vùng đệm quan trọng bên dưới quanh 838 - 840 điểm.

Trạng thái Long chỉ nên cân nhắc khi chỉ số VN30F1902 có sự phản ứng tốt khi giá tiếp cận lại khu vực hỗ trợ như đề cập là 838 - 840 điểm (nếu kịch bản này xảy ra). Hạn chế tình trạng Long đuổi vì rất dễ dính bẫy tăng giá ở thời điểm này.

Nếu thị trường vẫn lình xình và không nghiêng về kịch bản nào, đứng ngoài thị trường cũng không phải là lựa chọn tồi. Các kịch bản này sẽ khả thi hơn khi có sự cộng hưởng từ thị trường chứng khoán quốc tế, vị thế Short sẽ hợp lý hơn khi các thị trường chứng khoán quốc tế giảm và ngược lại.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Áp lực gia tăng trong tuần giáp Tết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO