Áp thuế chống bán phá giá đường Thái, có đủ "cứu" đường Việt?

Diendandoanhnghiep.vn Các chuyên gia nhận định vệc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với mía đường Thái Lan sẽ giúp hồi sinh ngành mía đường trong nước.

Như Diễn đàn Doanh nghiệp đã đưa tin, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 1578/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía xuất xứ từ Thái Lan.

Bộ Công thương chính thức áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan ở mức 47,64% trong vòng 5 năm - Ảnh: M.K

Bộ Công thương chính thức áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với đường mía có xuất xứ từ Thái Lan ở mức 47,64% trong vòng 5 năm - Ảnh: M.K

Quyết định này được đưa ra trên cơ sở các điều tra cho thấy, các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm đường tinh luyện và đường thô, đã được trợ cấp, bán phá giá ở mức 47,64%. Đồng thời, ngành sản xuất đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề, thể hiện ở các yếu tố như hàng hóa nhập khẩu bị điều tra tăng mạnh, có tác động kìm giá, suy giảm sản lượng, công suất, lượng bán hàng, thị phần, doanh thu, lợi nhuận.

Bình luận về quyết định này của Bộ Công Thương, Luật sư Nguyễn Tiến Hoà, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết việc sử dụng biện pháp phòng vệ đối với mía đường sẽ giúp hồi sinh ngành mía đường, đồng thời giúp ngành mía đường trong nước có thể cạnh tranh sòng phẳng với mía đường Thái Lan.

“Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để các ngành kinh tế Việt Nam bao gồm mía đường có chỗ đứng vững chắc trong chuỗi cung ứng khu vực và thế giới. Tuy nhiên, sau 11 tháng thực thi ATIGA, chính thức bãi bỏ hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường và giảm thuế nhập khẩu xuống 5% cho các nước ASEAN, ngành sản xuất đường Việt Nam lại có những “bước lùi” đáng kể. 11 nhà máy đóng cửa, thâm hụt cán cân thương mại…

Năng lực cạnh tranh ngành Mía đường Việt Nam không hề thua kém các quốc gia trong khối nếu được đưa về điều kiện ngang bằng. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại vào đúng thời điểm quan trọng này sẽ làm thay đổi cục diện ngành mía đường Việt Nam sẽ thay đổi theo hướng tích cực”, ông Hoà nhấn mạnh

Phòng vệ thương mại chỉ được coi là

Phòng vệ thương mại chỉ được coi là "tấm khiên chắn", hỗ trợ phần nào chứ không thể vực dậy được cả ngành mía đường trong giai đoạn khó khăn.

Dưới góc độ hiệp hội, ông Nguyễn Văn Lộc, Quyền Tổng thư ký Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) phấn khởi cho biết: Với quyết định áp thuế chống bán giá này, về cơ bản ngành sản xuất đường trong nước đã được minh oan. Và cũng từ đây tạo ra một cuộc chơi công bằng cho đường nội địa và đường nhập khẩu. 

“Các nước như Thái Lan lâu nay viện lý do ngành đường trong nước gặp khó với thiên tai dẫn đến năng suất giảm, chi phí sản xuất tăng nên Chính phủ đã có những hành động trợ giá cho ngành đường nước mình. Ẩn dưới chiêu bài thương mại tự do của hiệp định ATIGA, dòng đường từ nước này và một số quốc gia có năng suất thấp hơn (nhưng được trợ cấp tốt hơn) đã tràn vào và tước đi quyền sản xuất ngành hàng đó tại một quốc gia khác, cụ thể ở đây là Việt Nam. “Với việc được trợ giá như thế đường Thái nhập khẩu vào Việt Nam và các nước khác có thể bán với bất cứ giá nào để cạnh tranh với đường nội địa”, ông Lộc đánh giá.

Doanh nghiệp mía đường phấn khởi với quyết định áp thuế với đường nhập khẩu được nhận trợ cấp.

Doanh nghiệp mía đường phấn khởi với quyết định áp thuế với đường nhập khẩu được nhận trợ cấp.

Đáng nói, thống kê của Hiệp hội mía đường Việt Nam cho thấy lượng đường nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam tăng theo từng năm. Nếu trong năm 2019, tổng lượng đường nhập khẩu từ nước này chỉ 300.000 tấn thì trong năm 2020 con số tăng lên gần 1,5 triệu tấn. Và tính đến hết tháng 5/2021 Việt Nam đã nhập khẩu gần 500.000 tấn đường từ Thái Lan, tương đương cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, sản lượng đường sản xuất trong nước lại sụt giảm theo từng năm, niên vụ 2018/2019 sản lượng của ngành mía đường là gần 1,2 triệu tấn. Niên vụ 2019/2020, sản lượng đường của tất cả các doanh nghiệp sản xuất đường của Việt Nam đều sụt giảm rất mạnh (ước đạt chưa tới 800.000 tấn), thiệt hại của các doanh nghiệp mía đường trong nước là cực kì nghiêm trọng.

Chính vì thế, từ cuối tháng 9/2020, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với một số sản phẩm mía đường từ Thái Lan. Đến đầu tháng 10/2020, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) đã gửi bảng câu hỏi điều tra cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nước ngoài và chính phủ Thái Lan để trả lời bảng câu hỏi điều tra. Và đến ngày 15/6/2021, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 1578/QĐ-BCT, về việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan. Quyết định này có hiệu lực trong 5 năm, kể từ ngày 16/6/2021.

Cụ thể, các loại mía đường nhập khẩu thuộc mã HS 1701.13.00, 1701.14.00, 1701.99.10, 1701.99.90, 1702.90.91 sẽ bị áp thuế chống bán phá với giá chính thức là 42,99% và mức thuế chống trợ cấp chính thức là 4,65%. Hai loại thuế này là thuế nhập khẩu bổ sung, áp dụng với đường mía nhập khẩu có xuất xứ từ Thái Lan, kể cả nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Áp thuế chống bán phá giá đường Thái, có đủ "cứu" đường Việt? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711620214 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711620214 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10