Áp trần giá dầu Nga: Ai hơn, ai thiệt?

NHẬT QUANG 07/12/2022 03:30

Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) cùng với Liên minh châu Âu (EU) và Australia đã chính thức áp giá trần với dầu nhập khẩu bằng đường biển của Nga.

>>Chiến sự Nga- Ukraine: Nga chuẩn bị tung đòn hiểm

Mức giá trần cuối cùng được thông qua là 60 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent và WTI đang giao dịch lần lượt khoảng 85 và 80 USD/thùng.

Giá trần mà phương Tây áp lên dầu mỏ vận chuyển bằng đường biển của Nga có hiệu lực từ hôm nay 5-12 - Ảnh minh họa: RTE

Giá trần mà phương Tây áp lên dầu mỏ vận chuyển bằng đường biển của Nga có hiệu lực từ 5/12 - Ảnh minh họa: RTE

Thỏa thuận nói trên cho phép dầu khai thác từ Nga chỉ được vận chuyển đến các quốc gia bên thứ ba bằng cách sử dụng các tàu chở dầu từ các quốc gia thành viên G7 và EU. Các công ty bảo hiểm, tổ chức tín dụng được hoạt động chỉ khi dầu của Nga được mua với giá ngang bằng hoặc thấp hơn giá trần. 

EU chấp nhận từ bỏ mua dầu giá rẻ từ Nga, áp mức giá trần 60 USD/thùng là gần với mức chi phí khai thác, vận chuyển, bảo quản, nhằm giảm lợi nhuận từ việc bán dầu, đẩy nền kinh tế Nga sụp đổ, dẫn đến khủng hoảng chính trị và thua cuộc trong cuộc chiến tại Ukraine.

Tình trạng ùn ứ các tàu chở dầu tại eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ đã xảy ra, có 19 tàu chở dầu của Nga đang chờ đi qua vùng biển này, theo nguồn tin từ Financial Times dẫn lời các nhà môi giới tàu, các nhà giao dịch dầu mỏ và dịch vụ theo dõi vệ tinh.

Công khai đối đầu quân sự với cường quốc quân sự, hạt nhân như Nga thì phương Tây và cả Mỹ đều né tránh, nên ngoài việc cung cấp vũ khí phương tiện chiến tranh cho Ukraine kéo Nga sa lầy vào cuộc chiến, thì có thêm các lệnh cấm vận, trừng phạt bao vây kinh tế nhằm vào Nga với ý đồ làm Nga suy kiệt.

Cuộc chiến Nga- Ukraine ngày càng khốc liệt, Nga tung vũ khí chết chóc cùng các phương tiện hiện đại như bom nhiệt áp, tên lửa được phóng đi từ máy bay ném bom chiến lược Tu. Cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine bị đánh phá, cuộc sống người dân Ukraine khốn khổ trăm bề khi mất điện, mất nước giữa mùa đông lạnh giá. 

Trong khi đó, Nga không ngồi yên chịu lệnh áp trần giá dầu và có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng. Nga âm thầm chuẩn bị hàng trăm tàu chở dầu có trọng tải lớn để bán dầu sang châu Á. Nga hạ thuỷ tàu phá băng nguyên tử để đảm bảo thông suốt tuyến hàng hải Bắc Cực quanh năm, đảm bảo hậu cầu cho đội tầu chở dầu trên tuyến hàng hải an toàn kinh tế nhất từ Nga đến châu Á. Như vậy đòn đánh áp trần giá dầu này cũng khó đủ lực để hạ gục nền kinh tế của Nga.

Trạm tiếp nhận của đường ống dẫn dầu Druzhba giữa Hungary và Nga. Ảnh: REUTERS

Trạm tiếp nhận của đường ống dẫn dầu Druzhba giữa Hungary và Nga. Ảnh: REUTERS

>>Lý do chiến sự Nga- Ukraine chưa có hồi kết

>>Chiến sự Nga-Ukraine: Nga “bắt tay” Iran hóa giải lệnh trừng phạt

>>Chiến sự Nga - Ukraine: Thế khó của Ukraine

Trong khi đó, để tìm nguồn năng lượng thay thế, châu Âu phải cắn răng mua khí đốt đắt đỏ của Mỹ, thậm chí từ nguồn dầu mà Trung Quốc đã mua từ Nga. Xuất khẩu khí hóa lỏng tự nhiên của Mỹ sang châu Âu đã tăng gấp đôi trong nửa đầu năm 2022, vượt quá tất cả lượng xuất khẩu được ghi nhận trong năm 2021. Và khi từ chối dầu Nga, Châu Âu phải mua vòng vèo qua Mỹ, Trung Quốc.... với giá bị đội lên rất nhiều.

Với giá năng lượng cao như vậy, các doanh nghiệp Châu Âu đối mặt với nhiều khó khăn, kéo theo nguồn thu thuế của EU sẽ sụt giảm nghiêm trọng... 

Giới tinh hoa chính trị châu Âu hiểu rõ vấn đề, nhưng họ có mục tiêu riêng của họ để theo đuổi, đó là mong muốn làm giảm vị thế của Nga. Nếu đánh gục được nước Nga như Liên Xô đã từng sụp đổ trước đây thì họ hoàn toàn có thể dựng lên chính quyền thân Mỹ - Phương Tây, và tài nguyên giàu có của Nga sẽ được mua với giá rẻ theo ý Mỹ - Phương Tây áp đặt.

Có thể bạn quan tâm

  • Kinh tế Nga “chảy máu”, chiến sự Ukraine sớm kết thúc?

    18:32, 06/12/2022

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Nga chuẩn bị tung đòn hiểm

    04:00, 06/12/2022

  • Lý do chiến sự Nga- Ukraine chưa có hồi kết

    04:00, 05/12/2022

  • Chiến sự Nga-Ukraine: Nga “bắt tay” Iran hóa giải lệnh trừng phạt

    04:19, 03/12/2022

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Thế khó của Ukraine

    03:45, 03/12/2022

  • Chiến sự Nga - Ukraine: Bên nào sẽ xoay chuyển "thế cờ"?

    04:00, 02/12/2022

  • Bi quan về chiến sự Nga- Ukraine trong lòng nước Nga

    04:30, 01/12/2022

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Giao tranh khốc liệt tại Bakhmut

    15:36, 29/11/2022

  • Chiến sự Nga- Ukraine: Người tị nạn Ukraine ồ ạt sang các nước Châu Âu

    04:00, 29/11/2022

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Áp trần giá dầu Nga: Ai hơn, ai thiệt?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO