“Asanzo không vi phạm gian lận xuất xứ hàng hóa”

Diendandoanhnghiep.vn Tổ công tác VCCI đã có cuộc làm việc với đại diện Asanzo và có kết luận doanh nghiệp này không gian lận xuất xứ hàng hóa.

Mới đây, Tổ công tác của Phòng Thương mại và Công nghiệp Nam (VCCI đã có buổi làm việc với đại diện Tập đoàn Asanzo của ông Phạm Văn Tam về những cáo buộc gian lận xuất xứ sản phẩm trong thời gian vừa qua.

Theo VCCI, Asanzo dán nhãn hàng hóa 'sản xuất tại Việt Nam' là đúng pháp luật.

Theo VCCI, Asanzo dán nhãn hàng hóa 'sản xuất tại Việt Nam' là đúng pháp luật.

Tại buổi làm việc, hai bên trao đổi về một số vấn đề “nóng” liên quan đến các sản phẩm của Công ty CP Tập đoàn Asanzo trong thời gian gần đây như phản ánh của các cơ quan thông tin về việc ghi nhãn sản phẩm với linh kiện nhập khẩu, sử dụng thương hiệu “Made in VietNam” lừa dối người tiêu dùng, thực hư về Công ty Sa Huỳnh…

Hôm nay, ngày 30/8/2019 - cũng là ngày mà ông Tam cho rằng nếu các cơ quan chức năng không công bố kết luận theo yêu cầu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thì công ty có thể phải cân nhắc xem xét tạm đình chỉ hoạt động vì không còn khả năng tài chính.

Theo đó, Biên bản làm việc cho biết VCCI đã lắng nghe và ghi nhận các phản ánh từ phía Asanzo. Theo đó, về việc ghi xuất xứ Việt Nam trên nhãn hàng hóa lắp ráp tại Việt Nam từ linh kiện nhập khẩu, ông Phạm Văn Tam cho biết công ty cổ phần Tập đoàn Asanzo có sản phẩm lắp ráp được dán nhãn có ghi xuất xứ Việt Nam, được lưu thông, bán ra thị trường Việt Nam. Nhóm giúp việc tổ công tác VCCI rà soát các văn bản quy định pháp luật và đã cho ý kiến về việc này.

Hiện nay pháp luật về xuất xứ hàng hóa (như Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 và Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018) hoặc các Hiệp định mà Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết (như FTA Asean – Trung Quốc) chỉ có quy định về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, không có quy định về xuất xứ hàng hóa lắp ráp và lưu thông trong nước như trường hợp của công ty Asanzo.

Tuy nhiên, pháp luật về xuất xứ hàng hóa tại Điều 3 Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 và Nghị định 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 đều có giải thích (định nghĩa) về sản xuất hàng hóa: “Sản xuất” là các phương thức để tạo ra hàng hóa bao gồm trồng trọt, khai thác, thu hoạch, chăn nuôi, chiết xuất, thu lượm, thu nhặt, đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, chế tạo, chế biến, gia công hay lắp ráp.

Như vậy, đối với trường hợp sản phẩm điện tử của công ty Asanzo được sắp ráp tại Việt Nam từ các linh kiện mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, việc ghi trên nhãn hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam” hoặc ‘chế tạo bởi Việt Nam” là đúng quy định pháp luật (cụ thể quy định pháp luật về ghi nhãn hàng hóa).

Cũng trong buổi làm việc, VCCI nhận phản ánh về việc Công ty Asanzo lừa dối người tiêu dùng Việt Nam khai nhập khẩu sản phẩm từ Trung Quốc về không thực hiện công đoạn sản xuất nào tại Việt Nam nhưng ghi nhãn mác “Made in Vietnam”.

Ông Tam cho biết, hiện nay dây chuyền sản xuất bình siêu tốc và bếp hồng ngoại mang thương hiệu Asanzo của công ty vẫn đang hoạt động sản xuất và lắp ráp.

Cũng tại buổi làm việc ông Tam cho biết các phản ánh không đúng về công ty Asanzo vừa qua đã gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp. Nhiều đại lý đã trả hàng, không trưng bày bán sản phẩm của Asanzo, doanh nghiệp phải tiếp và giải trình cho các cơ quan chức năng về những vấn đề liên quan… làm ảnh hưởng nghiêm trọng, ngưng trệ sản xuất.

Doanh nghiệp cũng đã khởi kiện các tổ chức có phản ánh sai, gây thiệt hại cho doanh nghiệp ra tòa.

Nhóm giúp việc Tổ công tác VCCI đề nghị công ty nên chủ động tập hợp các vấn đề phản ánh không đúng, có văn bản giải trình cụ thể từng vấn đề, nêu các khó khăn, thiệt hại của doanh nghiệp, ý kiến đề xuất và đính kèm các bằng chứng, cơ sở chứng minh, gửi các cơ quan chức năng (hải quan, quản lý thị trường, công an, thuế, Bộ Công thương, VCCI, Ban Tuyên giáo Trung ương ) để nhanh chóng làm rõ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho doanh nghiệp.

Tuy được VCCI đưa ra những kết luận có lợi, tuy nhiên, hơn 2 tháng qua, vẫn chưa có cơ quan chức năng nào đưa ra kết luận cho vụ việc tập đoàn Asanzo bị “tố” gian lận xuất xứ.

Mới đây, ông  Phạm Văn Tam đã viết tâm thư gửi lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc cơ quan chức năng chậm trễ đưa ra kết luận thanh tra sản phẩm thương hiệu Asanzo khiến doanh nghiệp lâm vào bước đường cùng. Nếu ngày 30/8/2019 vẫn chưa có kết luận, Asanzo phải xem xét vấn đề tuyên bố phá sản.

Ông Phạm Văn Tam cũng cho biết 2 tháng qua, Asanzo đã thiệt hại khoảng 80%, con số thiệt hại ước tính trước mắt lên đến hàng nghìn tỷ đồng, thị phần cũng sụt giảm nghiêm trọng từ sự cố.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Asanzo không vi phạm gian lận xuất xứ hàng hóa” tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714110888 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714110888 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10