Thủ tướng Australia Scott Morrison vừa cho biết, quốc gia này đã chính thức thông qua Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
CPTPP được thông qua tại Hạ viện và Thượng viện Australia sau khi nhận được sự ủng hộ của Công đảng, bất chấp những lo ngại về việc người dân Australia có thể bị mất việc làm ngay tại đất nước họ, cũng như việc Chính phủ có thể bị các doanh nghiệp nước ngoài khởi kiện.
Có thể bạn quan tâm
12:00, 24/10/2018
05:16, 20/10/2018
05:00, 19/10/2018
18:58, 18/10/2018
05:00, 17/10/2018
15:30, 21/07/2018
14:22, 12/06/2018
12:18, 23/05/2018
09:26, 23/05/2018
09:31, 22/05/2018
Theo tính toán của Australia, nhờ CPTPP, bắt đầu từ năm 2030, quốc gia này sẽ thu khoảng 15,6 tỷ AUD lợi nhuận ròng hàng năm. Theo ông Scott Morrison, các doanh nghiệp và người nông dân Australia sẽ là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ Hiệp định này.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ Australia cũng cho biết, Hiệp định CPTPP sẽ đem lại nhiều lợi thế cho các nhà xuất khẩu thịt bò của Australia. Ngoài ra, CPTPP cũng mở rộng thị trường lúa mì và lúa mạch, các sản phẩm sữa của Australia.
Theo thỏa thuận, CPTPP sẽ cắt giảm 98% thuế quan đối với các mặt hàng của 11 nước thành viên, tạo điều kiện cho việc giao thương thuận lợi giữa các nước thành viên.
Trước khi Australia thông qua hiệp định này, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Singapore và Canada cũng đã thông qua CPTPP. Như vậy đến nay, CPTPP đã có sự phê chuẩn của 6 thành viên và đủ điều kiện để có hiệu lực từ ngày 30/12/2018.
Theo dự kiến, Quốc hội Việt Nam sẽ thông qua CPTPP vào ngày 2/11 sắp tới. Nếu Việt Nam thông qua Hiệp định này, thì CPTPP sẽ có sự phê chuẩn của 7 quốc gia thành viên.
Tính đến thời điểm hiện nay, ngoài Việt Nam, còn Brunei, Chile, Malaysia và Peru chưa thông qua CPTPP.