Ba trụ cột chính hướng tới phát triển bền vững của Tập đoàn Unilever Việt Nam

HÀ PHƯƠNG 08/10/2021 07:45

Tập đoàn Unilever luôn xem phát triển bền vững là mục đích cốt lõi trong tất cả các chiến lược và hành động.


Bà Nguyễn Thị Bích Vân-Chủ tịch Tập đoàn Unilever Việt Nam chia sẻ, nhằm đảm bảo việc thực hiện các cam kết xã hội, Tập đoàn đã cho ra đời và thực hiện một cách nhất quán chương trình bền vững với tên gọi La bàn Unilever, bao phủ 3 trụ cột chính, bao gồm:Cải thiện sức khỏe của hành tinh;Cải thiện sức khỏe, sự tự tin và hạnh phúc của mọi người;Đóng góp vào một xã hội công bằng, hòa nhập hơn cho mọi người.

Chủ tịch Tập đoàn Unilever chia sẻ về các kế hoạch hành động

Bà Nguyễn Thị Bích Vân- Chủ tịch Tập đoàn Unilever  Việt Nam chia sẻ về các trụ cột phát triển của Tập đoàn

Trong đó, Tập đoàn đặc biệt quan tâm đến Hành động vì Khí hậu thuộc trụ cột đầu tiên, bởi khủng hoảng khí hậu từ lâu đã bị hiểu nhầm là một vấn đề môi trường trong tương lai. Tuy nhiên, trên thực tế, khủng hoảng khí hậu dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế - xã hội trong cuộc sống hiện tại và đang ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như sinh kế của hàng triệu người trên khắp thế giới. Hành động vì khí hậu rất cấp thiết, và cũng là một chủ đề lớn.

Do đó, hiện thực hóa điều này, vào tháng 12 năm 2020,HĐQT Unilever đã công bố sẽ đưa ra kế hoạch Hành động giúp chuyển đổi Khí hậu, trong đó đề ra một loạt các mục tiêu và hành động để thực hiện lộ trình giảm phát thải. Trong ngắn hạn, mục tiêu giảm phát thải của Tập đoàn là vào năm 2025, giảm 70% lượng phát thải tuyệt đối phát sinh từ hoạt động vận hành (thuộc Phạm vi 1 & 2) so với năm 2015. Trong trung hạn, mục tiêu giảm phát thải của Tập đoàn là vào năm 2030, giảm 100% lượng phát thải tuyệt đối phát sinh từ hoạt động vận hành(thuộc Phạm vi 1 & 2) so với năm 2015.

Trong dài hạn, Tập đoàn hướng tới mục tiêu toàn bộ chuỗi giá trị đạt lượng phát thải bằng “0” (Phạm vi 1, 2 và 3) vào năm 2039. Để đạt được điều đó, phương pháp tiếp cận của Tập đoàn sẽ bao gồm các hoạt động trong chuỗi vận hành trong toàn bộ chuỗi giá trị, hoạt động của các nhãn hàng của Unilever, cũng như các hoạt động giúp tác động rộng lớn đến toàn xã hội. Để đạt được mục tiêu phát thải bằng “0” vào năm 2039, Tập đoàn cần thực hiện một chuỗi các hành động như sau.

Hoạt động đầu tiên của Tập đoàn là loại bỏ khí thải từ hoạt động vận hành của chính Unilever. Đây là một phần nhỏ trong lượng phát thải từ toàn bộ chuỗi giá trị, tuy nhiên đây là lượng khí phát thải có thể kiểm soát trực tiếp.

Trồng cây

Hoạt động trồng cây-một trong kế hoạch hành động của Tập đoàn đảm bảo phát triển bền vững

Tiếp theo, trong toàn bộ chuỗi giá trị của mình, Unilever có thể giảm phát thải từ danh mục sản phẩm hiện tại của Unilever thông qua các biện pháp can thiệp ở cả trong hoạt động sản xuất lẫn phân phối hàng hóa - ví dụ: Tập đoàn sẽ khuyến khích các nhà cung cấp đặt ra mục tiêu dựa vào khả năng ứng dụng khoa học – công nghệ và làm việc với các đối tác logistics để chuyển sang các phương án vận chuyển với phát thải thấp hơn.

Bên cạnh đó, những cơ hội lớn hơn giúp giảm phát thải đến từ việc tích hợp chiến lược vào các nhãn hàng của  Tập đoàn. Các chương trình đổi mới có thể thúc đẩy việc thiết kế lại các sản phẩm của Unilever giúp giảm lượng khí thải. Việc này có thể được thực hiện thông qua sản xuất các sản phẩm cô đặc hoặc được nén chặt, hay phát triển các sản phẩm với thành phần giúp phát thải thấp hơn. Những điều này có thể giúp tác động đáng kể đến khả năng giảm phát thải trong toàn chuỗi giá trị của Unilever...

Tuy nhiên, đối với tỷ lệ phát thải của những phần thuộc chuỗi giá trị nhưng lại nằm ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của Unilever, bà Bích Vân cho rằng thay đổi xã hội vẫn là yếu tố quan trọng để đạt được các mục tiêu về giảm phát thải. Do đó, thực hiện các hoạt động phát triển bền vững giúp tác động rộng lớn đến toàn xã hội là một phần không thể thiếu trong kế hoạch của Tập đoàn trong thời gian tới...

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Ba trụ cột chính hướng tới phát triển bền vững của Tập đoàn Unilever Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO