Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA), khu vực công, khu vực đại học, khu vực tư nhân sẽ là 3 trụ cột để TP. HCM phát triển khu đô thị sáng tạo...
Hội nghị quốc tế "Tầm nhìn cho đô thị sáng tạo" vừa diễn ra tại TP.HCM, thu hút nhiều chuyên gia, các hiệp hội doanh nghiệp và tổ chức quốc tế.
Tầm nhìn của khu đô thị sáng tạo là trở thành hạt nhân thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 của TP.HCM và khu vực trên nền tảng phát triển kinh tế tri thức. Nguyên nhân là do TP.HCM có vai trò là một khu đô thị công nghệ cao và thông minh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân mong muốn, các nhà tư vấn quốc tế sẽ hỗ trợ cho thành phố xây dựng đô thị sáng tạo.
Theo ông Nguyễn Thiện Nhân, Thành phố sẽ xây dựng tích hợp các quận 2, 9 và Thủ Đức thành Khu đô thị sáng tạo.
Tại hội nghị, nhiều chuyên gia đã chia sẻ các kinh nghiệm, thành công của những đô thị sáng tạo trên thế giới như: Barcelona, Thẩm Quyến, các thành phố của Hàn Quốc... cũng như góp ý về tầm nhìn, quy hoạch tổng thể, con người, môi trường pháp lý, chính sách kinh tế... để các thành phố phù hợp cùng áp dụng.
Đô thị sáng tạo, theo quan điểm của HOREA, đặt trên nền của bất động sản với các công tác kiến trúc, quy hoạch, phát triển đô thị hợp nhất các yếu tố khác.
Có thể bạn quan tâm
11:00, 25/07/2018
07:25, 25/07/2018
05:35, 24/07/2018
05:24, 29/07/2018
14:17, 20/07/2018
11:14, 23/07/2018
15:17, 16/07/2018
11:10, 12/07/2018
Trong tham luận đề xuất đến chính quyền TP.HCM, HOREA cho biết cần xác định 3 trụ cột chính để đô thị sáng tạo được xây dựng thành công:
Thứ nhất là khu vực công. Chính quyền giữ vai trò "bà đỡ", định hướng phát triển khu đô thị sáng tạo, thông qua công tác quy hoạch phát triển đô thị, cấu trúc đô thị, phát triển hệ thống hạ tầng đô thị, trước hết là hạ tầng giao thông; Thực hiện quy trình, thủ tục hành chính theo nguyên tắc một cửa, thực hiện chế độ ủy quyền đầy đủ cho cán bộ, công chức giải quyết các yêu cầu của doanh nghiệp nhanh nhất.
Thứ hai là khu vực đại học. Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh cùng với các trường đại học trên địa bàn thành phố là hạt nhân tri thức sáng tạo, cần phải có chương trình, kế hoạch, đề tài để hợp tác, gắn kết với khu vực tư nhân, trước hết là với các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp, để kết nối giữa khu vực tri thức sáng tạo với nhu cầu của khu vực sản xuất.
Thứ ba là khu vực tư nhân. Khu vực này là một trụ cột, là động lực của khu đô thị sáng tạo và cũng là đối tượng thụ hưởng các thành quả. Doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp bất động sản là nhà đầu tư các dự án, công trình đáp ứng các tiêu chuẩn của khu đô thị sáng tạo.
HOREA cho rằng, việc thành phố dự kiến xây dựng khu đô thị sáng tạo dựa trên các trụ cột: Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; Khu công nghệ cao thành phố; Công viên phần mềm Quang Trung là chưa đủ, mà cần có chính sách, cơ chế tạo điều kiện để phát huy tối đa nguồn lực tri thức, vốn, năng lực của khu vực tư nhân để tham gia tích cực vào quá trình hình thành khu đô thị sáng tạo.
HOREA cho rằng phát triển bất động sản trong khu đô thị sáng tạo không chỉ là phát triển bất động sản kiểu truyền thống, mà còn phải là phát triển bất động sản xanh, xây dựng khu đô thị thông minh, khu dân cư thông minh, tòa nhà thông minh, căn hộ thông minh, an toàn, sử dụng tiết kiệm điện, nước, năng lượng tái tạo, vật liệu mới thân thiện môi trường, xây dựng các hệ sinh thái khởi nghiệp, không gian làm việc chung, tận dụng thành quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, internet kết nối vạn vật, trí tuệ thông minh, thực tế ảo... Khu đô thị sáng tạo sẽ là nơi ươm mầm hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, tạo ra các cơ hội kinh doanh mới, cung cấp những tiện ích và dịch vụ mới phục vụ người dân, giải phóng năng lượng sáng tạo của con người.
Trước Hội nghị Quốc tế với Tầm nhìn cho đô thị sáng tạo, TP HCM cũng từng tổ chức hội thảo "Khu đô thị sáng tạo phía Đông TP HCM - Thảo luận một lộ trình chiến lược" trên quan điểm xuyên suốt không gian 3 quận khu Đông cần và sẽ được xây dựng thành một Thành phố bên trong Thành phố.