Tâm tình của Bác với đội ngũ doanh nhân đến nay đã trở thành một trong những sứ mệnh quan trọng của Chính phủ, đó là “kiến tạo”.
Khi chính quyền cách mạng non trẻ mới thành hình, Chính phủ lâm thời gặp ngay khó khăn trước mắt, ngân khố trống rỗng, Kho bạc Trung ương đối mặt với khoản nợ ngắn hạn phải thanh toán lên đến 564 triệu đồng, trong khi ngân khố chỉ còn hơn 1,2 triệu tiền Đông Dương, gần một nửa là tiền rách và mục nát.
Trước tình hình nguy cấp, Bác đã ký sắc lệnh thực hiện “Qũy độc lập” và “Tuần lễ vàng” bắt đầu từ ngày 04/9/1945 khuyến khích người dân đóng góp ngân sách quốc gia nhằm tháo gỡ sự khó khăn tài chính của đất nước. “Tuần lễ vàng” được sự hưởng ứng của đông đảo tầng lớp nhân dân, trong đó tầng lớp thương nhân đóng vai trò chủ chốt.
Với nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của đội ngũ doanh nhân với công cuộc kiến thiết và phát triển đất nước. Ngày 18/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành thời gian gặp gỡ giới Công thương tại Phủ Chủ tịch.
Một trong những doanh nhân yêu nước tiêu biểu là cụ Trịnh Văn Bô (1914 – 1988) đã đóng góp 5.147 lượng vàng, tương đương 2 triệu đồng Đông Dương, ngoài ra giới Công thương và nhân dân ủng hộ 370 kg vàng và 20 triệu đồng, có người còn quyên góp cả kỷ vật. Có thể kể thêm những doanh nhân như: Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà, Đỗ Đình Thiện, Ngô Tử Hạ…
Nhắc lại để thấy rằng, đội ngũ doanh nhân chính là rường cột của nền kinh tế, họ phát huy yếu tố tích cực ngay từ khi đất nước lâm vào tình cảnh khó khăn nhất. Bức thư gửi Bác viết gửi giới Công thương giống như một “Nghị quyết” sơ khai đầu tiên của Đảng về doanh nghiệp, doanh nhân.
Ngày 13/10/1945 Bác Hồ viết bức thư gửi giới Công thương Việt Nam, bức thư chưa đầy 200 chữ nhưng gói gọn tất cả những gửi gắm, kỳ vọng vào đội ngũ doanh nhân trong công cuộc xây dựng đất nước, trong thư có đoạn:
“Hiện nay Công thương cứu quốc đoàn đương hoạt động để làm được nhiều việc ích quốc lợi dân. Tôi rất hoan nghênh và mong đợi nhiều kết quả tốt. Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng”.
Có thể bạn quan tâm
11:22, 19/05/2018
09:59, 19/05/2018
08:25, 19/05/2018
Điều làm các nhà nghiên cứu về Bác cảm thấy ngợp vì tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống toàn diện, bao quát hết thảy mọi lĩnh vực. Những thứ Bác quan tâm đều trở thành mấu chốt trong từng giai đoạn cách mạng. Đặc biệt ở chỗ khi vượt qua thời kỳ khó khăn những quan điểm ấy lại trở thành lý luận dẫn đường.
Cũng trong thư gửi giới Công thương Người nhấn mạnh: “Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới thương nhân trong công cuộc kiến thiết này. Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau. Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng”.
Tâm tình của Bác với đội ngũ doanh nhân đến nay đã trở thành một trong những sứ mệnh quan trọng của Chính phủ, đó là “kiến tạo”. Và đó cũng chính là mối băn khoăn lớn khi nói về con đường phát triển kinh tế một cách tự chủ, ít phụ thuộc vào nước ngoài.
“Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng” nhìn nhận của Bác thể hiện tầm chiến lược sâu sắc. Bác không những là anh hùng giải phóng dân tộc mà còn ẩn bên trong một tư duy quản lý kinh tế vô cùng nhạy bén.
Để cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân phát huy hết năng lực trách nhiệm thuộc về cơ quan công quyền, phải “tận tâm giúp đỡ” như lời nói của Bác cách đây 73 năm, vì chính họ tạo ra sự thịnh vượng cho đất nước.
Tiếp thu tư tưởng của Bác Hồ, ngày 9/12/2011 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về “xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Trong đó, tiếp tục khẳng định: “Đội ngũ doanh nhân là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Bác đã đi gặp cụ Các Mác, Lê Nin, song cứ mỗi năm trôi qua lại có nhiều sự kiện để tưởng nhớ. Nhờ vậy mà càng lúc chúng ta càng hiểu về Bác hơn, mới biết sự vĩ đại ấy dường như không có biên giới.