Để thúc đẩy tiến trình chuyển đổi số quốc gia cần phải tháo gỡ những rào cản, vướng mắc và các điểm nghẽn.
>>> Bắc Ninh: Minh bạch để “thăng hạng” PCI
Nhận định tồn tại về chuyển đổi số
Đặc biệt các đơn vị, doanh nghiệp phải biết rõ, nắm chắc, hiểu sâu, biết mình muốn gì, làm gì và làm như thế nào. Khi biết rõ sẽ thấy được lợi ích để làm, để không đối phó, không làm kiểu phong trào…
Theo Chuyên gia Viện Chiến lược chuyển đổi số (CĐS), khẳng định CĐS không phải là một phong trào, cũng không phải là một nhiệm vụ chính trị. Để tiến trình CĐS quốc gia đi nhanh, đúng hướng, góp phần giải quyết những vấn đề cần phải tập hợp các bên liên quan cùng đồng hành. Hiện nay, tiến trình CĐS đang có xu hướng nghiêng về một số đơn vị. Nếu không tạo được sự đồng thuận các cơ quan cùng làm, cùng thực hiện mà coi đó là một nhiệm vụ chính trị sẽ là một trở ngại lớn nhất của các địa phương. Việc CĐS sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự đồng thuận, đồng lòng của các bên cùng tham gia.
Bên cạnh đó, các đơn vị chưa thực sự nhận thức được CĐS như một phương tiện giúp thay đổi hoạt động hiệu quả hơn, giúp đạt được các mục tiêu chính trị, kinh tế, xã hội. Vậy để CĐS không phải là công việc mới phát sinh mà bao trùm, đi sâu và gắn với tất cả các công việc hoạt động hàng ngày của tổ chức doanh nghiệp, chúng ta cần khuyến khích những nền tảng mở, dữ liệu mở, khuyến khích nền tảng chia sẻ trong kinh tế, dữ liệu và những cơ hội thúc đẩy tiến trình CĐS, dữ liệu để công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) có thể hoạt động. Thách thức lớn nhất hiện nay chính là nền tảng và dữ liệu không mở. Chính vì vậy việc ứng dụng công nghệ hiện đại và CĐS sẽ tắc nghẽn.
Tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong triển khai thực hiện Đề án 06
Qua 01 năm thực hiện việc tháo gỡ các “điểm nghẽn”, nhận thức, hành động của các cấp, các ngành về CĐS nói chung, thực hiện Đề án 06 nói riêng cơ bản có sự chuyển biến tích cực.
Tại Bắc Ninh, Tổ công tác triển khai Đề án 06 tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương chủ động nhận diện những vấn đề đang còn tồn tại của đơn vị, địa phương để khắc phục, tháo gỡ. Đến nay, 05 nhóm “điểm nghẽn” cơ bản được giải quyết, tỷ lệ người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ công trực tuyến để giải quyết TTHC được nâng cao; công tác xây dựng, làm giàu và chia sẻ kết nối dữ liệu được thực hiện theo đúng lộ trình, tạo điều kiện thuận lợi, thông suốt trong triển khai thực hiện…
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hương Giang yêu cầu các Sở, ngành, địa phương nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, chủ động, tích cực vào cuộc để tháo gỡ các “điểm nghẽn” trong triển khai thực hiện Đề án 06 mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, nhân rộng các mô hình đã phát huy hiệu quả. Đồng thời, đẩy mạnh tiến độ làm sạch dữ liệu chuyên ngành kết nối với hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia, liên thông chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương; đẩy mạnh số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực và số hóa dữ liệu làm giàu kho dữ liệu dùng chung của tỉnh nhằm tái sử dụng kết quả giải quyết TTHC.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Công an tỉnh tiếp tục làm tốt vai trò của Cơ quan thường trực, thường xuyên tham mưu Ban Chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra, chấn chỉnh các cơ quan, đơn vị triển khai chậm muộn, chưa hoàn thành tiến độ. Sở TT&TT khẩn trương tham mưu, xây dựng, hoàn thiện Trung tâm điều hành thông minh (IOC) tỉnh. Đặc biệt là việc tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống của tỉnh với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, CCCD, định danh điện tử.
>>> Bắc Ninh: Cải thiện môi trường kinh doanh – Góc nhìn doanh nghiệp
>>> Quy hoạch tỉnh Bắc Ninh: Tầm nhìn và khát vọng “cất cánh”
Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông
Theo ông Nghiêm Văn Hách, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh, tỉnh đang đẩy mạnh CĐS trên tất cả các lĩnh vực, thực hiện các mục tiêu xây dựng và phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số theo Chiến lược CĐS quốc gia. Từng bước cải thiện, khắc phục những hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện công tác CĐS trên địa bàn tỉnh thời gian qua.
Vì vậy, mục tiêu của Bắc Ninh đến năm 2030 là xây dựng tỉnh Bắc Ninh trở thành tỉnh có bước đi đột phá, sớm thực hiện CĐS tổng thể, toàn diện trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Chuyển đổi nhận thức của cộng đồng, tư duy và ý chí quyết tâm của cả hệ thống chính trị trong công tác CĐS; nắm bắt kịp thời và tận dụng có hiệu quả cơ hội do CĐS mang lại, lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, lấy thể chế và công nghệ là động lực, phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá, đảm bảo an toàn, an ninh mạng là then chốt;
Phát triển hạ tầng bưu chính số đồng bộ, hiện đại, trở thành hạ tầng quan trọng của nền kinh tế số, của thương mại điện tử, góp phần thúc đẩy chính phủ số, xã hội số. Tốc độ tăng trưởng các dịch vụ thương mại điện tử và logistics đạt bình quân 20-30%/năm.
Phát triển hạ tầng số đáp ứng mọi nhu cầu kết nối và xử lý dữ liệu. Phát triển Hạ tầng số cùng với các nền tảng CĐS quốc gia thành một chỉnh thể thống nhất và đồng bộ, đóng vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình CĐS trong xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh phát triển mạnh mẽ: Phổ cập mạng di động 4G/5G trên toàn tỉnh; tỷ lệ mỗi hộ gia đình có thuê bao Internet cáp quang đạt 100%; tỷ lệ dân số sử dụng Smartphone đạt trên 85%.
Thực hiện CĐS đồng bộ, toàn diện trên cả 3 trụ cột chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của tỉnh, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp số, phương thức sống, làm việc của người dân trong một môi trường số an toàn, rộng khắp; xây dựng thành công mô hình đô thị thông minh; sẵn sàng thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới: 100% dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; hình thành nền tảng dữ liệu và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối, chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước; mở dữ liệu cho các tổ chức, doanh nghiệp; 100% hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước được triển khai đầy đủ các giải pháp an toàn thông tin theo hồ sơ cấp độ được phê duyệt; tỷ lệ kinh tế số chiếm 30% GRDP; tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động có tài khoản thanh toán điện tử đạt trên 80%.
Công nghiệp CNTT tiếp tục thúc đẩy và phát triển duy trì thứ hạng trong nhóm các tỉnh, thành phố đứng đầu trong cả nước, tạo động lực mới cho chiến lược phát triển bền vững của tỉnh.
Hoàn thành CĐS các cơ quan báo chí nòng cốt theo mô hình tòa soạn hội tụ, cơ quan truyền thông đa phương tiện, ứng dụng thành tựu cuộc CMCN lần thứ 4 (IoT, AI, Big Data…). Ứng dụng CNTT, công nghệ số tại 100% hệ thống thông tin cơ sở; số lượng đài truyền thanh cơ sở ứng dụng CNTT– viễn thông đạt tỷ lệ 100%. 100% cơ quan hành chính nhà nước sử dụng cổng/trang thông tin điện tử và mạng xã hội để thực hiện tuyên truyền, phổ biến, cung cấp thông tin. Ông Hách chia sẻ.
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu, khách quan đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trong mọi mặt của đời sống. Không đứng ngoài xu thế đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 52-NQ/TU ngày 18-3-2022 cho thấy quyết tâm của cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh trong việc triển khai CĐS. Trong đó, việc phát triển Chính quyền số là một trong những giải pháp được ưu tiên.
Thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, Sở TT&TT tỉnh Bắc Ninh với vai trò là đầu tàu trong phát triển chính quyền số đã, đang và sẽ không ngừng nỗ lực để ứng dụng các công nghệ mới nhằm thay đổi phương thức làm việc của các cơ quan, đơn vị tạo môi trường làm việc hiện đại, văn minh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền.
Một trong số đó là đầu tư xây dựng phần mềm tổ chức các cuộc họp không giấy tờ tại cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, nhằm làm thay đổi hoàn toàn phương thức làm việc.
Từ thời điểm bắt đầu thí điểm tại UBND tỉnh (năm 2021) đến nay đã có gần 50 cuộc họp thường kỳ và hơn 40 cuộc họp khác được tổ chức thông qua việc áp dụng phần mềm tổ chức cuộc họp không giấy tờ và được sự đánh giá cao của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành tham dự các cuộc họp. Bên cạnh đó, phần mềm được triển khai dưới dạng phân hệ “Họp không giấy tờ” tích hợp trong hệ thống “Quản lý văn bản và điều hành” trên nền web và ứng dụng di động, được cài đặt miễn phí và dễ dàng trên IOS và Google play.
Theo ông Tô Thành Công, Chánh Văn phòng HĐND và UBND thị xã Quế Võ, từ năm 2022, thị xã đẩy mạnh triển khai mô hình họp không giấy tờ. Đến nay, 100% các cuộc họp của Thị ủy, UBND, HĐND thị xã đều được diễn ra theo hình thức này. Những cuộc họp thông thường trước đây, địa phương tốn nhiều thời gian để tổng hợp tài liệu, báo cáo; thực hiện thủ công in ấn. Mặt khác, bộ phận văn phòng phải tính toán đúng số lượng đại biểu để in tài liệu cho đủ số lượng, tránh trường hợp bị thừa hoặc thiếu, gây lãng phí, mất thời gian. Phòng họp không giấy tờ giúp đại biểu truy cập, tải cùng lúc nhiều tài liệu liên quan đến nội dung cuộc họp. Nhờ có nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu trước nên chất lượng cuộc họp được nâng cao dẫn tới việc điều hành, xử lý công việc của lãnh đạo thị xã thuận lợi, hiệu quả hơn. Sử dụng công nghệ không chỉ giúp cơ quan nhà nước tiết kiệm thời gian và tài nguyên mà còn tăng cường tính linh hoạt, minh bạch và hiệu quả trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Ông Nguyễn Ngọc Nam, Giám đốc Trung tâm CNTT và Truyền thông, Sở TT&TT cho biết: “Nhằm đẩy mạnh chính quyền số, Trung tâm chú trọng việc tập huấn kỹ năng cho các cán bộ quản trị hệ thống, cán bộ thực hiện nghiệp vụ dự thảo giấy mời và quản lý tài liệu các cuộc họp của các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố với mong muốn và kỳ vọng các CB có thể triển khai, ứng dụng phần mềm trong việc tổ chức các cuộc họp tại cơ quan, đơn vị mình.
Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, tạo môi trường làm việc hiện đại, văn minh và đẩy mạnh công cuộc CĐS trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh. Tháo gỡ điểm nghẽn, khởi thông thực hiện CĐS là nhu cầu hàng ngày, đi sâu vào tâm thức mỗi cán bộ, người dân và doanh nghiệp, giúp giảm mọi chi phí trên tiến trình phát triển KT-XH của tỉnh Bắc Ninh.
Có thể bạn quan tâm
Chuyển đổi số lĩnh vực dịch vụ
16:26, 01/07/2024
Loay hoay chuyển đổi số logistics
14:22, 02/07/2024
“Sát cánh” cùng doanh nghiệp chuyển đổi số
15:40, 01/07/2024
Chuyển đổi số ngân hàng thúc đẩy phát triển doanh nghiệp
00:06, 30/06/2024
Top 10 Công ty Công nghệ cung cấp giải pháp chuyển đổi số uy tín năm 2024
07:44, 25/06/2024
Chuyển đổi số là cơ hội phát triển doanh nghiệp
00:05, 22/06/2024