Bài học chống COVID-19 từ Indonesia

Diendandoanhnghiep.vn Theo quan chức cấp cao của Indonesia, so với đỉnh dịch hồi tháng 7/2021, số ca nhiễm mới COVID-19 tại quốc gia này đã giảm tới 98%.

Indonesia tiến hành xét nghiệm cộng đồng để truy vết các ca nhiễm COVID-19

Indonesia tiến hành xét nghiệm cộng đồng để truy vết các ca nhiễm COVID-19

Cụ thể, Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư kiêm điều phối viên giới hạn hoạt động cộng đồng khẩn cấp của Indonesia Luhut Pandjaitan cho biết, ở thời điểm hiện tại có thể coi như Indonesia đã khống chế được dịch bệnh khi tỷ lệ số ca dương tính với SARS-CoV-2 trong tổng số người xét nghiệm trong tháng 9 này đã xuống dưới 4%, thấp hơn 5% - mức quy chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về một quốc gia khống chế dịch bệnh. 

Vào ngày 20/9/2021, quốc gia này chỉ ghi nhận 1.932 ca mắc mới, trong khi đó, tỷ lệ lấp đầy giường bệnh vốn luôn ở ngưỡng 90-100% nay đã giảm xuống dưới 15%. Số ca tử vong trong tuần này cũng giảm 29% so với tuần trước. Theo bảng xếp hạng của trang Worldometers, trong vòng 1 tuần qua, Indonesia ở vị trí thứ 4 trong số các quốc gia ASEAN về số ca mắc COVID-19 mới trong tuần. Đứng đầu bảng xếp hạng này là Malaysia, Thái Lan và Philippines.

Sau thời gian dài áp dụng Giới hạn hoạt động cộng đồng cấp cao nhất, chính phủ Indonesia đã hạ mức giới hạn ở các khu vực có sự cải thiện về đại dịch. Tại một số địa phương đã mở cửa trở lại trường học một cách hạn chế, các nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại mở cửa với tối đa 50% công suất và nơi thờ tự được phép mở với tối đa 20% công suất.  

Theo các chuyên gia nhận định, có khả năng miễn dịch cộng đồng đã xảy ra ở Indonesia. Hiện nay tỷ lệ tiêm chủng vaccine COVID-19 tại Indonesia còn thấp. Quốc gia này đặt mục tiêu tiêm chủng cho hơn 208 triệu dân để đạt được miễn dịch cộng đồng vào đầu năm 2022. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, mới có 45 triệu người Indonesia tiêm đủ 2 liều vaccine.

“Nếu đạt được miễn dịch cộng đồng thì đó là do lây nhiễm tự nhiên, không phải do tiêm chủng”, giáo sư Gusti Ngurah Mahardika của Đại học Udayana nhận định.

Bên cạnh đó, phản ứng quyết liệt từ phía chính phủ Indonesia cũng góp phần hạn chế sự bùng phát của dịch bệnh. Khi làn sóng dịch bệnh thứ hai bùng phát, các biện pháp phong tỏa chặt chẽ đã được nhanh chóng áp dụng  và được đánh giá, điều chỉnh hàng tuần thông qua các cuộc họp điều phối từ Trung ương đến địa phương.

Mặc dù số ca nhiễm liên tục tăng nhanh, nhưng giường bệnh và các thiết bị y tế hỗ trợ như máy ôxy và máy thở liên tục được bổ sung. Đối mặt với sự thiếu hụt nhân lực y tế, Indonesia đã lập tức điều chuyển các bác sĩ và y tá thực tập hỗ trợ dưới sự giám sát của các y tá cấp cao. Ngoài ra, khu cách ly tập trung cũng được sử dụng điều trị cho bệnh nhân nhẹ, giảm gánh nặng cho các bệnh viện trên toàn Indonesia.

Các chuyên gia y tế khuyến nghị Indonesia cần đầy mạnh chương trình tiêm chủng diện rộng để tránh bùng phát

Indonesia đang đầy mạnh chương trình tiêm chủng diện rộng để tránh bùng phát làn sóng dịch mới

Tuy nhiên, Septian Hartono, chuyên gia y tế của tổ chức Kawal COVID-19 cho rằng, tỷ lệ xét nghiệm COVID-19 tại Indonesia vẫn còn rất thấp, chỉ là 12%. Do đó cũng có khả năng số ca mắc COVID-19 chưa được phát hiện hết. Bên cạnh đó, quốc gia này đang sử dụng các xét nghiệm kháng nguyên nhanh để phát hiện các ca nhiễm COVID-19 thay vì xét nghiệm PCR. Điều này cũng dễ dẫn tới việc bỏ sót các ca nhiễm không triệu chứng.

Mặt khác, chuyên gia này cũng bày tỏ lo ngại về tính minh bạch của các dữ liệu ở Indonesia. Ông cho biết, vào thời điểm hiện tại dữ liệu về dịch COVID-19 tốt hơn nhiều so với thậm chí một hoặc hai tháng trước. Nhưng có một vài chi tiết không đáng tin cậy vì số lượng F1 tiếp xúc gần các ca F0 cần được theo dõi ít hơn 5 và đôi khi bằng không. Trong khi đó, WHO yêu cầu tối thiểu 15 người và tối đa là 30 trường hợp tiếp xúc gần cần được theo dõi và xét nghiệm thường xuyên.

Các nhà dịch tễ học cảnh báo, nếu tỷ lệ tiêm chủng không đạt 50% vào cuối năm, Indonesia vẫn còn nguy cơ bùng phát làn sóng dịch bệnh mới. Đặc biệt một trong những nguồn có nguy cơ lây nhiễm cao là từ người nhập cảnh. Do đó, quốc gia này cần tăng cường thực hiện quy định cách ly nghiêm ngặt tại các khu vực xuất nhập cảnh trong bối cảnh Indonesia bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bài học chống COVID-19 từ Indonesia tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713544790 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713544790 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10