Bài học Israel từ sách ‘Quốc gia khởi nghiệp’

Diendandoanhnghiep.vn Quốc gia khởi nghiệp là một trong 5 cuốn sách quý đầu tiên trong Tủ sách Nền tảng Đổi đời thuộc “Hành trình Từ trái tim” do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng.

Học sinh Trường THPT Chu Văn An - Lạng Sơn chăm chú đọc sách 'Quốc gia khởi nghiệp'

Học sinh Trường THPT Chu Văn An - Lạng Sơn chăm chú đọc sách 'Quốc gia khởi nghiệp'

Quốc gia khởi nghiệp là một trong 5 cuốn sách quý đầu tiên trong Tủ sách Nền tảng Đổi đời thuộc “Hành trình Từ trái tim” do Tập đoàn Trung Nguyên Legend khởi xướng. Sách do chính Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ tâm huyết tuyển chọn, viết thư ngỏ và gửi tặng cho Thanh niên Việt Nam.

Chia sẻ về lý do vì sao Trung Nguyên Legend chọn Quốc gia khởi nghiệp để tặng cho thế hệ trẻ Việt Nam, trong Thư ngỏ của cuốn sách, Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ trăn trở: “Có nhiều quốc gia, dân tộc cần phải được điển cứu để rút ra nguyên lý thành công phổ quát cho Việt Nam. Và Israel là dân tộc không-thể-bỏ-qua trên hành trình này. Nỗi niềm đau đáu trong tôi là, bằng cách nào mà một dân tộc chỉ có khoảng 14 triệu dân lại có thể sản sinh ra vô số chủ nhân Nobel, khoa học gia lỗi lạc và những nhà chính trị - kỹ nghệ đại tài để kiểm soát các lĩnh vực then chốt của thế giới? Làm thế nào mà một quốc gia 8 triệu người, với chỉ 65 năm tuổi lại làm chủ được cuộc chơi, luôn nắm thế thượng phong trước khối thù địch tôn giáo với hơn 350 triệu người bủa vây? Israel có tài nguyên thiên nhiên bằng không, hai phần ba diện tích là hoang mạc, còn lại là đồi núi, sỏi đá cằn cỗi; nước ngọt thiếu trầm trọng. Nghịch cảnh như vậy, điều kiện thiếu đất - thiếu nước - thiếu người như vậy mà họ vẫn luôn tự chủ. Điều đáng suy ngẫm là diện tích nước ta lớn hơn Israel khoảng 12 lần, dân số đông hơn gần 11 lần và tài nguyên nhiều gấp bội Israel nhưng GDP đầu người lại kém họ 23 lần, thậm chí còn phải gián tiếp nhận viện trợ từ quốc gia này. Đây là nỗi niềm lớn của chúng ta”.

Người Do Thái đã giáo dục con cái họ từ nhỏ rằng, tài sản đích thực chính là trí tuệ, chỉ có trí tuệ mới không bị ai tranh giành

Người Do Thái đã giáo dục con cái họ từ nhỏ rằng, tài sản đích thực chính là trí tuệ, chỉ có trí tuệ mới không bị ai tranh giành

Trích thư ngỏ của cuốn sách Quốc gia khởi nghiệp, Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ cho rằng: “Phân tích người Do Thái - Israel, tôi đúc rút ra ba tinh thần đặc trưng: Chiến binh, Doanh nhân và Sáng tạo, đồng hành với hoài bão về dân tộc vĩ đại và tư duy toàn biên - toàn diện - toàn cầu. Trong đó, tinh thần sáng tạo là tinh thần luôn tư duy xé rào, tiếp cận khôn ngoan và đặc biệt là tinh thần sáng-tạo-có-trách-nhiệm. Tinh thần sáng tạo, theo tôi, được người Israel - Do Thái coi là năng lượng sống của họ".

Đúng như những gì Chủ tịch Đặng Lê Nguyên Vũ nhận định, Israel là quốc gia khởi nghiệp nổi tiếng thế giới. Vậy điều gì đã giúp đất nước nghèo nàn tài nguyên thiên nhiên vụt lên thành một quốc gia có nền kinh tế nổi bật bên cạnh Mỹ, Nhật Bản và ngang hàng với các cường quốc kinh tế thế giới khác?

Israel, một quốc gia gần như không có bất cứ tài nguyên nào từ thiên nhiên vì thế với người Israel tài nguyên duy nhất của họ chính là khối óc, là tri thức. Do đó người Israel, từ dân thường cho đến các nhà lãnh đạo đều đặt tri thức lên hàng đầu. Nhận thức đó được người Do Thái nâng lên tầm văn hóa.

Văn hóa tri thức, văn hóa khởi nghiệp phát triển mạnh mẽ đã tạo nên một quốc gia khởi nghiệp. Israel luôn có những chính sách khuyến khích tinh thần khởi nghiệp của bất cứ tầng lớp nào trong xã hội. Người Israel khởi nghiệp với tham vọng rất lớn và được hỗ trợ tối đa của nhà nước để biến ý tưởng thành hiện thực.

Người Israel quan niệm trong quá trình khởi nghiệp sáng tạo và ngay cả trong cuộc sống, thất bại là giai đoạn quá độ để tiến tới một giai đoạn thành công hơn, chứ không phải vì thất bại mà suy sụp, bế tắc. Nét văn hóa ứng xử với thành công và thất bại của người Do Thái có nhiều điểm tương đồng với văn hóa Việt Nam khi chúng ta coi “thất bại là mẹ thành công”.

Tuy nhiên khác với người Việt, người Israel không bao giờ bao giờ hài lòng với một giải pháp có sẵn, họ không chấp nhận việc chỉ có một ý kiến đúng về một vấn đề nào đó bởi vì cuộc sống luôn vận động và mọi thứ đều có thể thay đổi. Người Israel thích trao đổi, tranh luận với nhau. Đặc biệt trong giáo dục, người Do Thái luôn duy trì nguyên tắc học sinh có quyền hỏi lại thầy cô giáo, thầy cô sẽ phải có trách nhiệm giải thích, thuyết phục học sinh chứ không áp đặt. Văn hóa tranh luận, phản biện đã thấm vào trẻ em Do Thái từ khi còn học trong nhà trường đến khi lớn lên, ra trường, đi làm.

Do đó ở Israel, bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể nghe được những cuộc tranh luận quyết liệt của một nhân viên cấp dưới với cấp trên về một vấn đề nào đó một cách cởi mở đột phá và đầy tinh thần trách nhiệm vì cái chung. Văn hóa tranh luận được thấm nhuần trong mỗi người dân, trong mọi môi trường. Đó cũng là chìa khóa giúp Israel có nhiều sáng tạo, phát minh, đổi mới.

Người Do Thái quan niệm một đứa trẻ bình thường nếu được giáo dục tốt thì cũng có thể trở thành người kiệt xuất

Người Do Thái quan niệm một đứa trẻ bình thường nếu được giáo dục tốt thì cũng có thể trở thành người kiệt xuất

Điểm khác biệt lớn nhất của người Israel với nhiều dân tộc khác đó là tầm nhìn không bao giờ bó hẹp trong phạm vi gia đình, xã hội, đất nước mà tầm nhìn của họ luôn vươn ra thế giới, mở rộng hợp tác kinh tế với bất cứ quốc gia nào.

Người Israel cũng nhận thức rõ các sản phẩm sáng tạo của họ chỉ đem lại hiệu quả kinh tế khi được biến thành sản phẩm có thể tiêu thụ ở nhiều nước, được nhiều người mua. Người Israel luôn suy nghĩ về việc tận dụng thời cơ toàn cầu, khai thác thị trường toàn cầu. Bởi việc mở rộng ra phạm vi toàn cầu sẽ mang lại cho Israel một thị trường rộng lớn hơn rất nhiều so với thị trường nội địa.

Câu chuyện về phương thức giúp Israel đạt được thành công như ngày hôm nay - tăng trưởng kinh tế gấp 50 lần trong 60 năm - không chỉ dựa vào những nét cá tính trong văn hóa của người Israel, bản lĩnh kinh doanh mà còn phải tính đến hiệu quả của các chính sách do chính phủ ban hành. Sự thành công cũng bắt nguồn từ niềm tin tồn mãnh liệt của người dân Israel vào chính mình, niềm tin vào xã hội, và đặc biệt là niềm tin vào những chính sách kinh tế do chính phủ ban hành. Tất cả cùng hòa quyện, cộng hưởng, và hun đúc nên một nền văn hóa, một tính cách đặc thù của người Israel. Và từ đó, quốc gia này làm nên những điều thần kỳ.

Quốc gia khởi nghiệp đã cho chúng ta những bài học lớn lao, thực tiễn và sâu sắc về của một dân tộc thần kỳ nhất thế giới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bài học Israel từ sách ‘Quốc gia khởi nghiệp’ tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713304584 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713304584 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10