Khởi nghiệp kinh doanh quán ăn nhỏ là ý tưởng khởi nghiệp tuyệt vời. Tuy nhiên để kinh doanh thành công thì lại là cả chặng đường đầy gian nan và thách thức.
Khởi nghiệp kinh doanh quán ăn đang là lĩnh vực sôi nổi trên thị trường trong và ngoài nước. Bởi nhu cầu ăn uống ngày càng tăng, kéo theo việc nhiều người khởi nghiệp kinh doanh ăn uống là điều hiển nhiên. Kinh doanh quán ăn nhìn thì tưởng đơn giản nhưng không hề đơn giản bởi nó đòi hỏi người kinh doanh phải có hiểu biết về kỹ năng, trải nghiệm và khả năng quản lý.
Theo chị Đỗ Thu Ánh kinh doanh quán ăn nhỏ ở Thái Thịnh chia sẻ, trước khi định kinh doanh món ăn gì, ví dụ là mở quán ốc, bạn xác định được đối tượng khách hàng. Đối tượng bạn phục vụ là khách hàng bình dân, công nhân, sinh viên hay khách hàng sang… Sau đó bạn mới xác định mức đầu tư sao cho phù hợp. Vốn đầu tư cho những đối tượng khách hàng bình dân, sinh viên hay người lao động chân tay… thì vốn đầu tư không cần phải quá lớn. Nhưng đối tượng phục vụ là dân văn phòng hay đối tượng có thu nhập cao thì số vốn đầu tư khá lớn bởi nhu cầu của đối tượng này không chỉ là những món ăn ngon, độc lạ và ấn tượng… mà còn phải không gian đẹp.
Vốn là yếu tố đầu tiên để bạn chi chả cho việc thuê mặt bằng, đầu tư vào các thiết bị thiết yếu như bàn ghế, bát đũa, thiết bị nhà bếp… không chỉ có vậy, không gian quán ăn cũng vô cùng quan trọng. Không gian đó phải tạo lên cho khách hàng sự thoải mái, thân thiện và có mong muốn quay lại lần sau. Bạn cần lập ra kế hoạch chi tiêu và quản lý vốn một cách hiệu quả nhất.
Với số vốn ban đầu thường không nhiều vậy bạn cần lập kế hoạch chi trả sao cho mọi thứ phải được cân bằng. Phần vốn quay vòng cho chi trả nguyên liệu cho các món ăn hàng ngày, tạo sự ấn tượng trong từng món ăn, đối tượng phục vụ... Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng nên cần có kế hoạch cụ thể cho người quản lý tài quán.
Ngoài ra, quán ăn mới mở nên vài trò của người quản lý tài chính cần phải sát sao, cân đối thu chi cùng với những khả năng kinh doanh có thể sinh lời khác từ một quán ăn như, đồ uống, đồ ăn nhanh…
Từ khi có ý định mở quán đến khi quán đi vào hoạt động, bạn cần phải chuẩn bị một thời gian khá dài. Thực đơn của quán ăn nhỏ những ngày khởi đầu chủ yếu dựa vào bản thân của chủ quán vì bạn nên dành 2/3 thời gian để đầu tư vào việc học tập và trau dồi kiến thức lẫn kỹ năng về nấu ăn. Nếu không như vậy việc thất bại ngay từ ngày đầu kinh doanh là khó có thể tránh khỏi.
Dù khách hàng của bạn là ai, bạn cũng phải tập trung chú ý vào việc nâng cao chất lượng món ăn và chất lượng phục vụ, để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ. Chất lượng nguyên liệu đảm bảo là yếu tố làm nên hương vị món ăn. Vì vậy bạn cần lựa chọn nguồn cung cấp nguyên liệu an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn cần định hướng số chi cho nguyên liệu để định giá món ăn sao cho phù hợp. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo rằng việc sử dụng nguyên liệu luôn phải tươi ngon.
Mức độ tuyển dụng nhân sự cho quán ăn tuy không nhiều nhưng vẫn cần được quan tâm bởi yếu tố con người là một kỹ năng mềm không thể thiếu trong sự thành công của hoạt động kinh doanh.
Dựa vào diện tích mặt bằng và quy mô kinh doanh, số lượng khách mà định hướng số lượng nhân viên làm cho quán. Bạn cần có quy trình tuyển dụng nhân viên một cách bài bản, chuyên nghiệp và có kinh nghiệm… Bên cạnh đó cũng cần có các chế độ lương, thưởng hợp trong điều kiện nhân viên trong quán ăn nhỏ thường phải đảm nhận công việc của nhiều vị trí. Làm tốt công tác quản lý nhân viên sẽ tạo tâm lý thoải mái khi làm việc, tăng chất lượng phục vụ cũng như tạo được sự gắn bó lâu dài với quán.
Đặt tên cho quán ăn của bạn cũng sẽ giống như đặt tên cho những đứa con vì đó không chỉ là một cái tên để gọi mà còn là thương hiệu để mọi người nhớ tới và hình dung, đây chính là bước đệm giúp tạo được chỗ đứng cũng như hình ảnh trong lòng khách hàng. Có thể thông qua các kênh quảng cáo, marketing khác nhau tùy vào hoạt động cũng như quy mô của quán ăn mà áp dụng, nhất là trong khoảng thời gian quán mới hình thành chưa có được nhiều khách hàng biết đến.
Nguyên tắc cơ bản nhất là tên nhà hàng cần dễ đọc, dễ nhớ, phản ánh được địa điểm, chủ đề và lịch sử của nhà hàng.
Khởi nghiệp kinh doanh quán ăn nhỏ là câu chuyện muôn hình vạn trạng dưới góc nhìn của nhiều người khi bước chân vào thị trường này. Nhưng điều quan trọng nhất để duy trì việc kinh doanh quán ăn nhỏ được thành công và bền vững thì mỗi chủ quán phải có sự đầu tư nghiêm túc với ý tưởng ngay từ đầu và kiên định với lựa chọn của mình.