Bài học nhìn từ startup xe máy điện Ấn Độ

Diendandoanhnghiep.vn Các công ty khởi nghiệp xe điện của Ấn Độ đang gặp khó khăn khi thua lỗ nặng và những bất ổn về quy định khiến các nhà đầu tư cảnh giác dù thị phần trong nước vẫn còn lớn.

>> Tiềm năng lớn của thị trường xe máy điện tại Việt Nam

Xe máy điện Ather bên ngoài một phòng trưng bày ở Mumbai

Xe máy điện Ather do công ty Ather Energy của Ấn Độ sản xuất

Theo nhiều nguồn tin trao đổi với Ather Energy, công ty đứng thứ ba về doanh số bán xe máy điện tại Ấn Độ, đã phải tiến hành một đợt phát hành ưu đãi sau khi các nhà đầu tư tiềm năng từ chối yêu cầu hơn 200 triệu USD của họ với mức định giá ít nhất là 1 tỷ USD. Vào tháng 9, công ty khởi nghiệp này đã công bố rằng họ đã huy động được 108 triệu USD bằng cách phát hành cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi bắt buộc cho các nhà đầu tư hiện tại là Hero MotoCorp và GIC.

Theo công ty dữ liệu Tracxn, Ather được định giá 732 triệu USD sau khi huy động được 162 triệu USD trong ba đợt từ tháng 1 đến tháng 10 năm ngoái. Số liệu của Liên đoàn Hiệp hội Đại lý Ô tô (FADA) cho thấy, tính đến tháng 8, Ather đã bán được 72.436 xe trong năm nay, nhiều hơn con số 51.394 xe được bán trong cả năm 2022.

Trong khi đó, định giá của Ola Electric do SoftBank hậu thuẫn chỉ tăng 10% lên 5,5 tỷ USD sau vòng cấp vốn 140 triệu USD do công ty hỗ trợ hiện tại là Temasek dẫn đầu vào tháng 9. Theo FADA, Ola được định giá 3 tỷ USD vào tháng 9/2021, một tháng sau khi công bố chiếc xe tay ga đầu tiên.

Hiện nay công ty này đang được định giá ở mức 5 tỷ USD vào tháng 1/2022, khi bán được 1.102 chiếc xe tay ga. Kể từ đó, hãng này đã trở thành nhà sản xuất xe hai bánh chạy điện lớn nhất Ấn Độ khi bán được 18.628 xe tay ga trong tháng 8 và chiếm lĩnh khoảng 1/3 thị trường.

Các giám đốc điều hành trong ngành coi phản ứng thờ ơ đối với hoạt động gây quỹ của Ola và Ather là một dấu hiệu cảnh báo bất chấp sự tăng trưởng nhanh chóng của các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực xe điện, đặc biệt vì di chuyển xanh được coi là lĩnh vực đầu tư tiềm năng, phù hợp với mục tiêu của chính phủ Ấn Độ là đạt được lượng phát thải khí nhà kính bằng không vào năm 2030.

Trao đổi với Nikkei Asian, một nhà đầu tư ở Ather cho biết: “Mức định giá trước đây không còn là tiêu chuẩn cho các vòng mới của các công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng. Các công ty khởi nghiệp như Ather và Ola có lợi thế đi đầu, nhưng họ phải cải thiện đáng kể về tỷ suất lợi nhuận gộp và bắt đầu con đường dẫn đến lợi nhuận.”

Nhà đầu tư này cũng nói thêm rằng, mặc dù các khoản gây quỹ nhỏ hơn sẽ giúp họ tiếp tục hoạt động cho đến thời điểm hiện tại, nhưng sự tăng trưởng có thể bị ảnh hưởng nếu họ không quản lý được các vòng huy động lớn hơn.

Theo hồ sơ pháp lý, doanh thu của Ather đã tăng gấp 4 lần lên 214 triệu USD trong năm tài chính 2022, trong khi khoản lỗ là 104 triệu USD. Ola Electric vẫn chưa nộp báo cáo tài chính mới nhất nhưng công bố doanh thu 45 triệu USD và lỗ 94 triệu USD trong năm tài chính 2022.

Việc thiếu vốn không phải là hạn chế duy nhất đe dọa sự thống trị của các công ty khởi nghiệp xe điện tại Ấn Độ. Theo các chuyên gia, bắt đầu từ tháng 6, chính phủ Ấn Độ đã giảm gói trợ cấp được công bố lần đầu vào tháng 6/2021. Gói trợ cấp này giúp giảm giá thành xe hai bánh chạy điện và giúp tăng số lượng đăng ký xe mới gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái lên 728.021 chiếc trong năm tài chính 2023.

Tuy nhiên, Ấn Độ hiện trả khoản trợ cấp 10.000 rupee (120 USD) cho mỗi kilowatt giờ công suất pin, giảm 33% so với mức trợ cấp được trả cho đến tháng 5. Tổng số tiền trợ cấp hiện được giới hạn ở mức 15% giá xuất xưởng của xe so với 40% trước đây.

Công ty nghiên cứu Jefferies cho biết trong một báo cáo rằng, các công ty đã phản ứng bằng cách tăng giá các mẫu xe hiện có lên tới 35%, cũng như tung ra các mẫu xe mới chạy bằng pin nhỏ hơn so với các mẫu động cơ đốt trong (ICE). Báo cáo cho biết thêm, chỉ có một mẫu xe máy điện do Ola sản xuất có giá thấp hơn khoảng 10% so với mẫu xe máy xăng bán chạy nhất Ấn Độ là Honda Activa.

>> Toan tính của Dat Bike

Mẫu xe máy điện i Weaver++ do startup Việt Dat Bike sản xuất

Mẫu xe máy điện i Weaver++ do startup Việt Dat Bike sản xuất tại sự kiện ra mắt ở TP HCM.

Theo CEEW-CEF, số lượng đăng ký xe hai bánh điện đã giảm mạnh từ 105.518 trong tháng 5 xuống còn 62.343 trong tháng 8.

Trong khi cả các công ty khởi nghiệp và các nhà sản xuất ô tô truyền thống đều chứng kiến doanh số bán hàng sụt giảm, thì áp lực lên các công ty khởi nghiệp lại cao hơn nhiều, vốn cần tăng doanh số cũng như giảm lỗ để thu hút các nhà đầu tư.

Ông Harshvardhan Sharma, người đứng đầu bộ phận bán lẻ ô tô tại Viện nghiên cứu Nomura cho biết: “Các công ty truyền thống có thể trợ cấp chéo để tài trợ cho lĩnh vực xe điện của họ, nhưng các công ty khởi nghiệp thì không”. "Các nhà đầu tư thường ưu tiên các lĩnh vực tăng trưởng cao và do đó, một số vòng tài trợ có thể diễn ra ngắn hơn một chút so với trước đây, đặc biệt là trong bối cảnh hiện tại", ông Sharma nói.

Có thể thấy, các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực xe điện đang nhận được sự quan tâm khi các quốc gia nỗ lực đưa ra nhiều biện pháp để giảm phát thải cacbon. Tại Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng, thị trường xe điện đang có tiềm năng lớn.

Theo báo cáo phân tích mới nhất thuộc bộ phận nghiên cứu lĩnh vực Tech & Mobility của Vero, đơn vị tư vấn truyền thông thương hiệu tại ASEAN về việc phát triển ô tô điện tại thị trường Việt Nam, với dân số lên đến 98 triệu người, Việt Nam đã trở thành thị trường xe máy điện lớn thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc.

Trên thực tế, các startup xe máy điện tại Việt Nam cũng đã kêu gọi được vốn đầu tư như Dat Bike là startup xe điện huy động vốn quy mô lớn nhất thời điểm hiện tại với 16,5 triệu USD và được định giá 32 triệu USD, hay Selex Motors, startup xe máy điện Việt là đối tác của những Grab, Lazada, Baemin,... mới đây đã gọi vốn thành công 3 triệu USD từ ADB Ventures cùng một số nhà đầu tư khác.

Tuy nhiên, để tạo động lực cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực xe máy điện phát triển hơn nữa tại Việt Nam, các chuyên gia cho rằng, Chính phủ cần có quy hoạch về hạ tầng điện và nguồn điện, cũng như tăng cường các chính sách để bảo vệ doanh nghiệp nội địa.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bài học nhìn từ startup xe máy điện Ấn Độ tại chuyên mục Khởi nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714406703 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714406703 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10