Báo chí với tiến trình hội nhập

TRƯƠNG KHẮC TRÀ 21/06/2023 05:00

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại,…”

>>Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: “Số liệu, thông tin là tài nguyên vô giá”

 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng báo chí để đưa Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của Quốc tế Cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới. (Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài nước tại Hà Nội tháng 5/1968. Ảnh: TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng báo chí để đưa Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của Quốc tế Cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới. (Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ phóng viên các cơ quan báo chí trong và ngoài nước tại Hà Nội tháng 5/1968. Ảnh: TTXVN)

Làm báo vốn không dễ, làm báo đối ngoại và làm báo ở hải ngoại càng khó hơn. Nhưng từ đầu thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc đã viết báo bằng tiếng Pháp trên đất Pháp cho tờ Le Paria - một diễn đàn hiếm hoi của các dân tộc thuộc địa dưới ánh sáng của lý luận Marx.

Bác Hồ làm báo

Jean Longuet, cháu ngoại của nhà sáng lập chủ thuyết cách mạng vô sản K. Marx là người hướng dẫn Bác viết báo bằng tiếng Pháp. Thoạt đầu viết thật dài, mô tả đầy đủ sự việc; sau thành thạo rồi lại viết ngắn, thật ngắn nhưng vẫn chuyển tải đủ ý tứ.

Bác Hồ viết báo để làm gì? Hầu hết các bài báo của Người ở hải ngoại đều mong muốn chuyển tải đời sống hiện thực đầy bất công, đau đớn của người dân An Nam đến với thế giới văn minh dân chủ. Để người Pháp yêu hòa bình biết được mặt trái của chủ nghĩa thực dân tại thuộc địa.

Tin tức về Việt Nam trên báo Pháp, giữa lòng châu Âu vốn đề cao “quyền con người” - góp phần lay động lương tâm nhân loại yêu chuộng hòa bình, để quê hương của tuyên ngôn “bình đẳng, tự do, bác ái” nhận ra vẫn còn nhiều dân tộc bị áp bức; đặt nền móng để chính những người ở chính quốc sau này khơi dậy phong trào phản chiến.

Thông qua báo chí, năm 1920, Nguyễn Ái Quốc “bắt gặp” luận cương về “Dân tộc và thuộc địa” của Lenin trên tờ L’Humanité. Từ năm 1938, Người liên tục gửi bài cho báo “Dân chúng” của Đảng cộng sản Đông Dương - như một kênh chuyển tải tri thức mới từ phương Tây, trao đổi lý luận cách mạng với đồng chí trong nước.

Ngay từ buổi đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng báo chí với tư cách là “lập ngôn chính thức” từ cấp độ cá nhân đến quy mô truyền thông chính thống như các thiết chế “La Paria”, “L’Humanité”, “Dân chúng”, “Nhân dân”... Là phương pháp thông tin đối ngoại hữu hiệu để đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của Quốc tế Cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới.

>>Phát huy vai trò báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp

>>Sửa Luật để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho báo chí hoạt động, phát triển

Nền báo chí của hội nhập

Hầu hết độc giả ngày nay được thụ hưởng bầu không khí báo chí, truyền thông phong phú và đa dạng - nên có thể quên mất giá trị của một mẫu tin, bài viết về đất nước, con người Việt Nam ở nước ngoài. Thực tế, báo chí đối ngoại đã góp công không nhỏ trong thành tựu ngoại giao rực rỡ của Việt Nam trong nhiều thập kỷ trở lại đây.

Lấy ví dụ từ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên tại Hà Nội vào tháng 2/2019 có 3.000 phóng viên, nhà báo của 200 hãng thông tấn báo chí từ 40 quốc gia quy tụ về Việt Nam. Tất nhiên, “thương hiệu Việt Nam” được truyền tải đến hàng tỷ người trên thế giới - mang đến nhiều giá trị “mềm” không thể mua bằng tiền và có tác động sâu sắc đến chính sách ngoại giao của nước ta. Nếu cần một so sánh định lượng, Thành phố Hà Nội đã chi tới 6 triệu USD để hình ảnh thủ đô xuất hiện trên kênh truyền hình nổi tiếng CNN!

Cùng với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhu cầu cung cấp thông tin từ Việt Nam ra thế giới và đưa thông tin trên thế giới đến với Việt Nam ngày càng trở nên cấp thiết. Với đặc trưng riêng có của mình, báo chí là công cụ tốt nhất để đảm đương nhiệm vụ này.

Để quốc tế có thông tin đầy đủ, đúng đắn về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam trong bối cảnh có nhiều luồng thông tin phản ánh sai lạc làm xấu hình ảnh đất nước trong con mắt bạn bè quốc tế.

Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều vấn đề tầm cỡ quốc gia nhất thiết phải “toàn cầu hóa” như tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông, dân quyền và nhân quyền,… trước nguy cơ bị “bẻ cong” thông tin. Báo chí không những “giải thích” mà còn “chứng minh” bảo vệ lẽ phải trước cộng đồng quốc tế.

Để đáp ứng được yêu cầu bang giao đối ngoại, báo chí không chỉ nhanh nhạy mà còn sắc bén, tận dụng tối đa công cụ chuyển tải, bắt kịp với tiến bộ khoa học, kỹ thuật truyền thông, thông tin.

Có thể bạn quan tâm

  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: “Số liệu, thông tin là tài nguyên vô giá”

    09:42, 20/06/2023

  • Phát huy vai trò báo chí kiến tạo, báo chí giải pháp

    00:00, 14/06/2023

  • Báo chí "bắt tay" doanh nghiệp để bắt kịp xu hướng chuyển đổi số

    11:48, 08/06/2023

  • Sửa Luật để tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho báo chí hoạt động, phát triển

    11:02, 10/06/2023

  • Trao Giải thưởng Báo chí về khoa học và công nghệ năm 2022

    11:16, 18/05/2023

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Báo chí với tiến trình hội nhập
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO