Bao giờ Luật Hỗ trợ DNNVV thực sự hỗ trợ doanh nghiệp?

Huyền Trang 28/04/2018 05:54

Nhiều chuyên gia nhận định, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp doanh nghiệp nhỏ và vừa thiếu những văn bản hướng dẫn.

Ngày 12/6/2017 Quốc hội chính thức ban hành Luật Hỗ trợ DNNVV và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018.

Có thể bạn quan tâm

  • Để Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khả thi và đi vào cuộc sống

    17:04, 19/04/2017

  • Dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Quyền của các hội đến đâu?

    14:31, 17/04/2017

  • Dự thảo Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Chưa... "cập nhật" thực tiễn

    08:59, 17/04/2017

Hướng dẫn chưa đầy đủ

Theo thống kê, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp trong nước, đóng góp khoảng 50% GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách, chiếm khoảng 31% vốn đầu tư của cộng đồng doanh nghiệp nói chung và quan trọng là đang tạo ra 51% tổng việc làm của Việt Nam. Tuy nhiên, việc hỗ trợ, tạo điều kiện hoạt động cho nhóm doanh nghiệp này từ ngày luật có hiệu lực thi hành vẫn còn nhiều bất cập.

Theo thống kê, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp trong nước, đóng góp khoảng 50% GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách.

Theo thống kê, khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm khoảng 97% tổng số doanh nghiệp trong nước, đóng góp khoảng 50% GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Văn phòng Luật SBLaw khẳng định: “Luật quy định rất chung chung, nếu muốn hỗ trợ doanh nghiệp có hiệu quả hơn cần phải có các văn bản hướng dẫn. Ví dụ như về hỗ trợ về pháp lý, phải một nghị định của Chính phủ ban hành. Còn hỗ trợ tín dụng, đổi mới công nghệ hoặc chuyển đổi hộ kinh doanh sang doanh nghiệp theo tôi đánh giá tác động cũng chưa nhiều. Lý do là hành lang pháp lý để hướng dẫn các quy định của Luật Hỗ trợ DNNVV vẫn chưa đầy đủ”.

Ở góc nhìn "bảo vệ" doanh nghiệp, ông Nguyễn Thanh Phong, Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV tỉnh Bắc Giang cũng cho rằng, đến thời điểm này sự hỗ trợ doanh nghiệp vẫn chưa có sự thay đổi gì so với thời điểm khi chưa có luật.

“Trên thực tế, dù đã có quy định về việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận vốn, nhưng doanh nghiệp vẫn đang "mơ" vốn đó thôi bởi ngân hàng vẫn yêu cầu phải có bảo hiểm tín dụng và có tài sản thế chấp... trong khi nhiều doanh nghiệp nhỏ chưa đáp ứng được yêu cầu đó”, ông Phong nói.

Hộ kinh doanh “ngần ngại” lên doanh nghiệp

Theo thống kê của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, hiện nay khu vực hộ kinh doanh cá thể có số lượng rất lớn với khoảng 4,671 triệu hộ kinh doanh, tổng tài sản ước tính 655 ngàn tỷ đồng, tạo ra 2,188 triệu tỉ đồng doanh thu, nộp 12.362 tỉ đồng tiền thuế mỗi năm và giải quyết 7,945 triệu việc làm cho lao động. Tuy nhiên, các hộ kinh doanh lại đang "ngần ngại" lên doanh nghiệp.

Lý giải nguyên nhân, Luật sư Nguyễn Thanh Hà cho rằng nguyên nhân của của việc này một phần xuất phát từ việc hiện tại vẫn chưa có quy định đầy đủ để thúc hộ kinh doanh lên thành doanh nghiệp. "Hiện nay chưa có quy định hỗ trợ cụ thể như thế nào về thuế; về các trình tự, thủ tục đăng kí kinh doanh... 

Trong khi đó, PGS TS Đinh Trọng Thịnh, Học Viện tài chính khẳng định, các hộ kinh doanh không hào hứng lên doanh nghiệp.

“Khi lên doanh nghiệp, các hộ kinh doanh phải có con dấu, có bộ phận kế toán, sổ sạch hạch toán, rồi bảo hiểm, hợp đồng cho lao động… khiến họ tăng thêm chi phí. Bên cạnh đó, lên doanh nghiệp phải có báo cáo thuế, doanh thu cho cơ quan chức năng. Những thủ tục hành chính này tương đối phiền phức, khiến hộ kinh doanh gia đình không hào hứng.

Chưa kể, khi lên doanh nghiệp thì phải báo cáo rất nhiều, phải tiếp các đoàn kiểm tra như quản lý thị trường, thuế, môi trường… Việc kiểm tra đâu chỉ là kiểm tra không rồi về, đi kèm với kiểm tra là các chi phí chính thức và không chính thức, rất tốn kém. Do vậy, cả chi phí không chính thức lẫn chính thức đều lớn lên khiến họ lo lắng và không muốn lên doanh nghiệp”, ông Thịnh phân tích.

Theo quan điểm của ông Thịnh, muốn hộ kinh doanh tự nguyện lên doanh nghiệp tất cả chi phí, các khoản đóng góp đều phải công khai minh bạch.

“Nhà quản lý không thể dùng mệnh lệnh hành chính để khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp, thay vào đó phải khuyến khích động viên bằng đòn bẩy kinh tế, tạo môi trường kinh doanh đơn giản, hợp lý và phù hợp với quy mô và tính chất kinh doanh. Điều quan trọng trong chính sách này là khuyến khích, vận động làm sao để các hộ kinh doanh tự thấy được lợi ích khi chuyển đổi thành doanh nghiệp. Khi đã lên doanh nghiệp sẽ không phải thường trực nỗi lo lắng phải đối diện với nhiều nguy cơ về chi phí ngầm, thanh kiểm tra và hàng loạt những thủ tục hành chính, chi phí không chính thức, lại thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn, tiếp cận về khoa học công nghệ, năng lực quản lý…”, ông Thịnh phân tích.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bao giờ Luật Hỗ trợ DNNVV thực sự hỗ trợ doanh nghiệp?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO