Bao giờ Việt Nam "tốt nghiệp" các khoản vay ODA của Nhật Bản?

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù, các nhà tài trợ đa phương đã bắt đầu dừng cung cấp các khoản vay ODA, tuy nhiên Việt Nam vẫn có thể duy trì các khoản vay ODA của Nhật Bản trong nhiều thập kỉ tới.

Cụ thể, Việt Nam đã tốt nghiệp các khoản vay IDA của World Bank vào tháng 7/2017 và sẽ tốt nghiệp các khoản vay hỗn hợp ODA và vay ưu đãi OCR của ADB vào tháng 1 năm 2019.

"Siết" các điều khoản và điều kiện vay

Cầu Bãi Cháy - một trong những dự án được sử dụng vốn vay ODA từ phía Nhật Bản.

Cầu Bãi Cháy - một trong những dự án được sử dụng vốn vay ODA từ phía Nhật Bản.

Tuy nhiên, với việc “siết” các điều khoản và điều kiện cho vay của mình dựa trên định nghĩa ODA của OECD-DAC, thông qua JICA, Việt Nam có thể tiếp tục nhận được các khoản vay ODA đến khi Việt Nam “tốt nghiệp” hạng mục "thu nhập trên trung bình". Nghĩa là, mức GNI / đầu người trên 12.235 USD và xem xét sự tăng trưởng kinh tế hiện tại của Việt Nam.

Mặc dù được cho là các điều kiện cho vay ngày càng “khắt khe”, tuy nhiên, nhìn chung các điều khoản và điều kiện vay ODA của Chính phủ Nhật Bản nhìn chung là ưu đãi, lãi suất thấp và thời gian trả nợ dài, 30-40 năm. Đây là điều mà thị trường tài chính tư nhân không thể cung cấp.

Được biết, lãi suất và thời hạn trả nợ được chia thành 4 loại. Một là, Điều kiện không ràng buộc; Hai là, Điều kiện ưu đãi; Ba là, Điều kiện ưu đãi cho yêu cầu kỹ thuật cao; Bốn là STEP.

Được biết, hiện nay, STEP có mức ưu đãi đặc biệt với lãi suất là 0,1%, thời gian trả nợ là 40 năm. STEP chỉ áp dụng cho các dự án mà công nghệ và bí quyết của Nhật Bản được áp dụng một cách đáng kể. Thông qua các dự án STEP, Chính phủ Nhật Bản muốn đẩy mạnh chính sách cơ sở hạ tầng chất lượng sử dụng công nghệ và bí quyết của các công ty Nhật Bản đáp ứng được các yêu cầu như hiệu quả kinh tế. Trong đó, xét trên Chi phí vòng đời, tính an toàn, khả năng ứng phó với thiên tai, độ thân thiện với môi trường và xã hội, khả năng đóng góp cho kinh tế xã hội địa phương trong hoạt động nâng cao năng lực và chuyển giao công nghệ.

Theo số liệu thống kê từ JICA, tổng số vốn vay từ năm 2010 đến năm 2017, các khoản vay STEP (vay ràng buộc) chỉ chiếm 38% trong khi 62% còn lại, điều kiện không ràng buộc là các khoản vay được cung cấp mà không có bất kỳ hạn chế nào về quốc tịch của nhà thầu hoặc nguồn gốc mua sắm.

Dựa trên đấu thầu cạnh tranh

Thời gian gần đây, một trong những nội dung khiến  dư luận “dậy sóng” liên quan đến quy định hướng dẫn thẩm định khoản vay theo năm tài khoá, trong đó có yêu cầu như tiền lương của tư vấn trong nước và quốc tế, dự phòng trượt giá.

Để tránh gây hiểu nhầm, phía JICA đã chỉ ra rằng các mục được nêu trong hướng dẫn chung là các quy tắc áp dụng mang tính toàn cầu và được thiếp lập cho mục đích ước tính chi phí. JICA thảo luận kỹ lưỡng với phía Việt Nam, trong đó có Bộ Tài chính, về các mục trong hướng dẫn chung trước khi tiến hành thẩm định và hoàn tất dự toán chi phí.

Ngoài ra, để tránh xảy ra tình trạng thiếu vốn trong quá trình thực hiện dự án, bản hướng dẫn chung đưa ra các quy định chung về tỷ giá hối đoái, các định mức chi phí, dự phòng và trượt giá nhằm thực hiện ước tính chi phí.

Theo đó, dựa trên chi phí ước tính cho dự án, JICA sẽ quyết định về khối lượng vốn vay được cung cấp theo nguồn tài chính của JICA. Vì vậy, các mục được nêu trong bản hướng dẫn chung được sử dụng để đánh giá khối lượng tài chính thích hợp tài trợ cho dự án.

Về nguyên tắc, hoạt động mua sắm sẽ được tổ chức theo hình thức đấu thầu cạnh tranh hoặc đấu thầu cạnh tranh hạn chế, nếu đó là khoản vay có điều kiện ràng buộc và chi phí thực tế cho mỗi gói thầu sẽ được xác định sau khi đánh giá kết quả đấu thầu / ký kết hợp đồng giữa chủ dự án và nhà thầu / nhà tư vấn trong giai đoạn thực hiện. Giá thực tế được xác định thông qua đấu thầu cạnh tranh, và thường thấp hơn so với ước tính chi phí trong quá trình thẩm định.

Ngoài ra, JICA cũng khuyến nghị, liên quan đến yêu cầu về tiền công, tiền lương của đối tác Nhật Bản khi ước tính ngân sách cho các dự án sử dụng vốn vay Nhật Bản trong năm tài chính 2018 là khoảng 30.000 USD / tháng / người (+/- 10%), chưa bao gồm phụ cấp, nên được xác định dựa trên trình độ chuyên môn và kinh nghiệm toàn cầu. Do đó, nó không phải là một đơn giá cố định. Hơn nữa trong quá trình tham vấn, JICA cũng thảo luận kỹ lưỡng với phía Việt Nam về tính phù hợp của đơn giá này với các định mức chi phí của Việt Nam, do đó mức giá áp dụng hiện nay đa phần là giống với các dự án tương tự do các nhà tài trợ khác thực hiện tại Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Bao giờ Việt Nam "tốt nghiệp" các khoản vay ODA của Nhật Bản? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714336334 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714336334 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10